Phát hiện kháng thể có thể vô hiệu hóa cả biến chủng Omicron và Delta

Những protein giống như kháng thể được tìm thấy trong hệ miễn dịch của cá mập có thể ngăn chặn được virus SARS-CoV-2 và các biến chủng của nó như Omicron, Delta.

phat hien khang the co the vo hieu hoa ca bien chung omicron va delta 453 6216349

Cá mập bên trong phòng thí nghiệm của ông Aaron LeBeau (Ảnh: News).

Dailymail dẫn lời giáo sư chuyên về mầm bệnh Aaron LeBeau thuộc Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) cho biết, những protein giống kháng thể ở cá mập (gọi là VNAR) có kích thước nhỏ chỉ bằng 1/10 kích thước kháng thể ở người, giúp chúng có thể len lỏi và những ngóc ngách mà kháng thể người không thể tiếp cận, cho phép nhận biết cấu trúc protein mà kháng thể người không làm được.

Ông và các đồng nghiệp phát hiện ra, VNAR ở cá mập có thể vô hiệu hóa WIV-CoV, virus corona có thể lây nhiễm tế bào con người nhưng hiện nay chỉ tuần hoàn ở loài dơi. “Vấn đề là, có nhiều loại virus có thể lây nhiễm cho con người.

Điều mà chúng tôi đang làm là chuẩn bị cho các phương pháp điều trị bằng VNAR của cá mập, có thể là công cụ hữu ích cho các dịch bệnh trong tương lai liên quan đến virus corona”, ông LeBeau nói.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm khả năng ngăn chặn của VNAR cá mập với cả SARS-CoV-2 và phiên bản không thể nhân lên ở tế bào của virus này. Cuối cùng, họ phát hiện ra 3 ứng viên VNAR tiềm năng có thể sử dụng trong điều trị.

Một trong số các VNAR có tên gọi3B4, gắn chặt vào một rãnh trên protein đột biến của virus gần nơi virus liên kết với tế bào người và dường như giúp ngăn chặn quá trình virus bám vào tế bào. Điều này cho phép 3B4 vô hiệu hóa cả virus MERS, một họ hàng xa của virus SARS. Vị trí liên kết của 3B4 cũng không thay đổi ở các biến chủng phổ biến của SARS-CoV-2 như Delta.

Mặc dù nghiên cứu được hoàn thiện trước khi Omicron xuất hiện, nhưng ông LeBeau cho hay, các mô hình ban đầu cho thấy VNAR vẫn giữ nguyên hiệu quả đối với biến chủng mới này.

Ông cũng cho biết, hiện tại VNAR chưa có sẵn để điều trị cho bệnh nhân, nhưng nó sẽ giúp chuẩn bị cho các nguy cơ bùng dịch trong tương lai.

Delta là biến chủng trội của SARS-CoV-2 khiến thế giới vật lộn với làn sóng Covid-19 nghiêm trọng suốt một năm qua. Hiện Delta có thể bị thay thế bởi biến chủng mới có tên gọi Omicron. Biến chủng này được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi. Với số lượng đột biến bất thường, Omicron đang gây lo ngại.

Các dữ liệu ban đầu cho thấy, biến chủng Omicron có khả năng lây lan cao hơn nhiều so với Delta. Hiện Omicron chiếm phần lớn số ca nhiễm mới ở Nam Phi – nơi đầu tiên cảnh báo về sự xuất hiện của nó. Giới chuyên gia cảnh báo, Omicron cũng có thể trở thành chủng trội ở châu Âu vào đầu năm tới. Anh hiện là điểm nóng bùng phát Omicron nghiêm trọng nhất bên ngoài châu Phi. Omicron và Delta được cho là nguyên nhân khiến số ca Covid-19 ở nước này tăng vọt. Riêng trong ngày 16/12, Anh ghi nhận hơn 88.000 ca nhiễm mới, cao nhất từ trước đến nay.

Một số nghiên cứu chỉ ra, Omicron có tốc độ lây lan cao, dễ né vaccine hơn nhưng gây triệu chứng nhẹ hơn so với Delta. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các chuyên gia cho rằng các nước cần thận trọng bởi Omicron vẫn có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nếu số ca nhiễm tăng quá nhanh trong khoảng thời gian ngắn.

Siêu biến thể nguy hiểm có thể xuất hiện do nhiễm đồng thời Omicron và Delta

Giám đốc y tế của công ty Moderna cảnh báo sự kết hợp giữa biến thể Delta và Omicron có thể tạo ra một siêu biến thể mới nguy hiểm hơn.

sieu bien the nguy hiem co the xuat hien do nhiem dong thoi omicron va delta ff8 6215989

Việc mắc cùng lúc hai biến thể Omicron và Delta có thể tạo điều kiện cho một siêu biến thể nguy hiểm hơn xuất hiện. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH RT

RT đưa tin Giám đốc y tế Paul Burton của công ty Moderna cảnh báo rằng sự kết hợp giữa biến thể Delta và Omicron có thể tạo ra một siêu biến thể mới nguy hiểm.

Phát biểu này được ông Burton đưa ra trước Ủy ban Khoa học và Công nghệ Hạ viện Mỹ ngày 14.12. Theo ông Burton, việc nhiễm đồng thời hai biến thể “chắc chắn tạo cơ hội cho hai loại virus tái tổ hợp”. Điều này nghĩa là hai biến thể trên có thể bắt đầu “chia sẻ và hoán đổi gien” trong khi nhân lên.

Giám đốc y tế Burton cũng nói nguy cơ xảy ra hiện tượng này đặc biệt cao ở những người bị suy giảm miễn dịch. Khi được hỏi liệu sự kết hợp của hai biến thể này có thể dẫn đến việc mắc Covid-19 nặng hơn bình thường hay không, ông Burton nói rằng “chắc chắn là có thể”.

Nguy cơ gì khi hai biến thể Delta và Omicron kết hợp với nhau?

Chuyên gia này nói thêm rằng “việc nghĩ về điều này là rất quan trọng” trong tình hình hiện tại, với việc biến thể Omicron đang lây lan với tốc độ chóng mặt và số lượng lớn các ca mắc Covid-19 do biến thể Delta gây ra.

Ông Burton không phải là nhà khoa học duy nhất đưa ra cảnh báo về khả năng tái tổ hợp giữa Delta và Omicron. Ông Aleksandr Semyonov, người đứng đầu chi nhánh Trung tâm Nghiên cứu Virus học Vector của Nga tại thành phố Ekaterinburg, ngày 15.12 cho biết việc một người nhiễm hai biến thể SARS-CoV-2 cùng một lúc là hoàn toàn có khả năng xảy ra.

Tuy nhiên, đây là một “hiện tượng khá hiếm”, hãng tin RIA Novosti dẫn lời ông Semyonov cho biết. “Các đột biến khác nhau của virus ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể theo những cách khác nhau”, chuyên gia này nói thêm.

Cho đến nay, chưa có ổ dịch lớn nào do hiện tượng tái tổ hợp ở virus gây ra. Vào tháng 3, một phụ nữ 90 t.uổi chưa tiêm vắc xin ở Bỉ đã c.hết sau khi đồng thời mắc hai biến thể Alpha và Beta.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *