Cả nước còn hơn 7.700 bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch

Đến nay, số ca Covid-19 tại Việt Nam đã vượt qua con số 1,6 triệu, với hơn 30.000 trường hợp t.ử v.ong. Số mắc mới và t.ử v.ong có chiều hướng gia tăng trở lại trong tháng 12.

Theo thống kê của Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có hơn 1,6 triệu ca nhiễm, đứng thứ 31/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bình quân cứ một triệu người có 16.434 ca. Trong đó số mắc ghi nhận chủ yếu trong đợt dịch thứ 4, số mắc trong 3 đợt dịch trước chỉ dưới 3.000 ca.

Việt Nam cũng đã có hơn 30.000 trường hợp t.ử v.ong tại 51 tỉnh, thành phố, chiếm 1,9% so với tổng số ca nhiễm.

Cả nước hiện còn hơn 300.000 bệnh nhân đang được điều trị, giám sát. Trong số này có hơn 7.700 ca nặng, nguy kịch, chủ yếu là các trường hợp thở oxy qua mặt nạ, thở oxy dòng cao HFNC, có 890 bệnh nhân phải thở máy xâm lấn và 19 trường hợp phải can thiệp ECMO.

ca nuoc con hon 7700 benh nhan covid 19 nang nguy kich c68 6231565

Số ca F0 ở miền Bắc tăng nhanh trong thời gian gần đây khiến việc điều trị, chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW khó khăn hơn (Ảnh: Mạnh Quân).

Trong đợt dịch thứ 4, TPHCM là địa phương có tổng số mắc và t.ử v.ong cao nhất cả nước, với gần 500.000 ca mắc và hơn 19.500 trường hợp t.ử v.ong. Sau đó là Bình Dương với gần 300.000 ca và hơn 3.000 người t.ử v.ong, tiếp theo là Đồng Nai với hơn 96.000 ca mắc và hơn 1.200 ca t.ử v.ong.

TPHCM hiện có khoảng 60.000 bệnh nhân đang điều trị, với gần 2.600 ca nặng, nguy kịch. TP Hà Nội với số ca mắc mới tăng cao những ngày gần đây hiện có gần 20.000 bệnh nhân đang điều trị, với gần 300 ca nặng, nguy kịch.

Bộ Y tế nhận định số ca mắc cộng đồng và t.ử v.ong tiếp tục có xu hướng gia tăng nhanh ở nhiều địa phương trên cả nước (trong tuần số mắc cộng đồng tăng tại 41 tỉnh, thành phố).

Vì thế, thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch nhất là giám sát phát hiện sớm, điều trị giảm bệnh nặng, t.ử v.ong và tiêm chủng vaccine. Lý do vì thời tiết chuyển mùa Đông-Xuân thuận lợi cho sự phát triển, lây lan của virus, gia tăng giao thương đi lại dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2022 và nguy cơ xâm nhập của biến chủng mới.

Mới đây, Bộ Y tế cũng có công điện yêu cầu các địa phương tiếp tục triển khai các giải pháp giảm t.ử v.ong do Covid-19. Theo đó, hiện nay số ca mắc tại các tỉnh, thành phố gia tăng, đặc biệt trên thế giới đã xuất hiện biến chủng mới siêu lây nhiễm có thể gây tác động rất lớn đến hệ thống y tế.

Cụ thể, các địa phương cần rà soát khả năng đáp ứng của các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19, Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác điều trị các tuyến, đảm bảo cung ứng đủ thuốc, trang phục phòng hộ cá nhân, bảo đảm oxy từ tuyến cơ sở đến bệnh viện các tầng 1, 2, 3… Đồng thời, cần rà soát, rút kinh nghiệm và khắc phục bất cập trong việc tổ chức, quản lý, điều hành thu dung, điều trị người bệnh Covid-19.

Các cơ sở y tế cần thực hiện đầy đủ việc “Phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị” theo hướng dẫn ngay từ trạm y tế, tổ Covid cộng đồng đến các cơ sở thu dung, điều trị.

Trạm y tế lập danh sách các trường hợp F0 tại nhà và phân chia theo các nhóm nguy cơ để quản lý, theo dõi chặt chỉ số SpO2 để đ.ánh giá trường hợp tăng nặng và chuyển tuyến kịp thời. Các cơ sở thu dung, điều trị phân loại nguy cơ người bệnh ngay từ khi nhập viện, đồng thời đ.ánh giá mức độ lâm sàng, tiến triển của bệnh để phân luồng vào các khoa, buồng bệnh phù hợp, thuận tiện cho theo dõi, chăm sóc, điều trị.

Bộ cũng lưu ý triển khai mạnh mẽ, toàn diện “Chiến dịch bảo vệ đối tượng nguy cơ” bằng các biện pháp: rà soát các đối tượng chưa được tiêm đủ vaccine phòng Covid-19, đặc biệt chú trọng các đối tượng nguy cơ cao và rất cao (người trên 50 t.uổi, người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch…) để tiêm đầy đủ vaccine ngay cho đủ liều.

Thuốc Remdesivir vừa được đưa vào điều trị Covid-19 có tác dụng ra sao?

Bộ Y tế đã phân bổ lô thuốc Remdesivir đầu tiên với 10.000 lọ cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19.

Chiều 6/8, Cục Quản lý khám chữa bệnh họp trực tuyến với các thành viên Hội đồng chuyên môn khắp cả nước về cập nhật, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19. Sau khi xem xét kỹ các khía cạnh về chất lượng, hiệu quả, Hội đồng chuyên môn thống nhất bổ sung thuốc kháng virus Remdesivir vào phác đồ điều trị Covid-19.

thuoc remdesivir vua duoc dua vao dieu tri covid 19 co tac dung ra sao 8d7 5947212

Bộ Y tế đã phân bổ lô thuốc Remdesivir đầu tiên với 10.000 lọ cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 (Ảnh minh họa).

Ngày 8/8, Bộ Y tế phân bổ lô thuốc Remdesivir đầu tiên với 10.000 lọ cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19. Toàn bộ lô thuốc vừa về TPHCM và các lô tiếp theo sẽ được Bộ Y tế phân bổ cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 của TPHCM và các tỉnh phía Nam nhằm sử dụng hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 ở nơi đang có nhiều bệnh nhân nặng. Nếu tình huống các tỉnh khác cần sẽ điều chỉnh sau.

Để hiểu rõ hơn về giá trị của thuốc Remdesivir cũng như các loại thuốc kháng virus trong công tác điều trị bệnh nhân Covid-19, Dân trí đã có cuộc phỏng vấn với BS Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội).

Thuốc Remdesivir ức chế sự nhân lên của SARS-CoV-2

Trong điều trị bệnh nhân Covid-19 từ trước đến nay, các bác sĩ thường sử dụng những loại thuốc nào và công dụng của chúng là gì, thưa ông?

Trong cơ chế bệnh sinh của nhiễm SARS-CoV-2, chúng ta có thể chia làm 3 giai đoạn nối tiếp nhau, tăng dần theo mức độ nghiêm trọng bao gồm:

Giai đoạn I: Giai đoạn virus xâm nhập và nhân lên trong cơ thể. Trong giai đoạn này các triệu chứng của n.hiễm t.rùng đường hô hấp trên chiếm ưu thế.

Giai đoạn II: Là giai đoạn viêm không đặc hiệu, với các tác động của virus tại phổi.

Giai đoạn III: Là giai đoạn đáp ứng quá mức của hệ thống miễn dịch cơ thể, dẫn đến suy hô hấp cấp tính (ARDS), n.hiễm t.rùng huyết và suy đa cơ quan.

thuoc remdesivir vua duoc dua vao dieu tri covid 19 co tac dung ra sao 551 5947212

BS Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội).

Ở mỗi giai đoạn bệnh, chúng ta sẽ có thuốc điều trị bệnh khác nhau. Nếu ở giai đoạn I chúng ta sẽ ưu tiên sử dụng các thuốc kháng virus, thì đến giai đoạn II, III sẽ sử dụng các thuốc điều trị các hậu quả của virus xâm nhập vào cơ thể như chống đông m.áu, các thuốc điều hòa miễn dịch như corticoid, hay các thuốc ức chế IL-6 như tocilizumab…

Bộ Y tế đã bổ sung thuốc kháng virus Remdesivir vào phác đồ điều trị Covid-19. 10.000 lọ Remdesivir cũng vừa được Bộ Y tế phân bổ cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19. Xin ông cho biết, thuốc Remdesivir có công dụng như thế nào với bệnh nhân Covid-19 và thường được sử dụng trong trường hợp nào?

Remdesivir là một thuốc kháng virus dạng tiêm truyền. Thuốc Remdesivir hoạt động bằng cách ức chế enzym RNA-dependent RNA polymerase (RdRp), là enzym cực kỳ quan trọng giúp virus SARS-CoV-2 tiếp tục nhân đôi mã gen. Khi enzym này bị khóa lại sẽ khiến virus không thể tiếp tục nhân lên.

thuoc remdesivir vua duoc dua vao dieu tri covid 19 co tac dung ra sao a50 5947212

Điều trị bệnh nhân Covid-19 (Ảnh minh họa).

Theo cơ chế hoạt động thì điều trị bằng Remdesivir là hữu ích trong giai đoạn đầu của nhiễm SARS-Cov-2. Thuốc hiện tại đã được cấp phép có điều kiện lưu hành ở Mỹ và các quốc gia châu Âu để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 từ 12 t.uổi trở lên, cân nặng lớn hơn 40kg.

Tuy nhiên, theo 2 nghiên cứu công bố mới nhất hiện nay, việc sử dụng Remdesivir nên được chỉ định cho những bệnh nhân Covid-19 nặng có giảm SpO2 94% và những bệnh nhân cần thở máy, ECMO (nhưng không nên bắt đầu thường quy ở nhóm bệnh nhân thở máy).

Không nên sử dụng Remdesivir cho những bệnh nhân có chức năng thận kém (mức lọc cầu thận dưới 30 ml/phút) và những bệnh nhân có men gan alanine aminotransferase (ALT) cao gấp 5 lần giới hạn trên bình thường và những bệnh nhân có phản ứng quá mẫn cảm với thuốc, đối với phụ nữ có thai và cho con bú cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi điều trị với Remdesivir.

Remdesivir có thể ngăn bệnh nhân tiến triển nặng, tránh quá tải y tế

Bác sĩ có thể phân tích rõ hơn về hiệu quả của loại thuốc này với các bệnh nhân Covid-19 nặng?

Theo các nghiên cứu công bố mới nhất về Remdesivir ở những bệnh nhân nặng, thuốc có tác dụng làm giảm thời gian cải thiện bệnh. Thuốc Remdesivir được coi là một trong các thuốc kháng virus hiệu quả được biết đến hiện nay, mặc dù tác dụng không thực sự quá tốt như kỳ vọng.

thuoc remdesivir vua duoc dua vao dieu tri covid 19 co tac dung ra sao d00 5947212

Remdesivir cải thiện điều trị đối với nhóm bệnh nhân nặng, giảm được nguy cơ nhóm bệnh nhân này tiến triển nặng hơn (Ảnh minh họa).

Là người trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19 từ khi dịch bùng phát đến nay, bác sĩ cho rằng lợi ích lớn nhất khi chúng ta bổ sung thuốc kháng virus Remdesivir vào điều trị là gì?

Theo tôi, lợi ích lớn nhất đối với việc sử dụng Remdesivir đối với bệnh nhân Covid-19 là cải thiện điều trị đối với nhóm bệnh nhân nặng, giảm được nguy cơ nhóm bệnh nhân này tiến triển nặng hơn, giảm các can thiệp thở máy, ECMO trong bối cảnh bệnh dịch đang hoành hành, từ đó giảm quá tải y tế. Lợi ích giảm tỷ lệ t.ử v.ong ở nhóm bệnh nhân nguy kịch thì chúng ta cần thêm thời gian nữa để chứng minh.

Người dân không tự ý sử dụng Remdesivir tại nhà

Bên cạnh Remdesivir, có những loại thuốc kháng virus nào cũng đang được sử dụng để điều trị bệnh nhân Covid-19?

Trước đây, khi dịch bệnh mới xuất hiện, chúng ta đã từng đưa vào điều trị với các thuốc kháng virus như lopiravir/ritonavir, hydroxychloroquin, azithromycin, Interferon -1a. Tuy nhiên, theo thời gian khi sử dụng trên bệnh nhân cũng như các kết quả thử nghiệm lớn gần đây đều cho thấy không có tác dụng trên bệnh Covid-19. Vì vậy, hiện tại chúng ta không khuyến cáo sử dụng các thuốc này nữa ngoài các thử nghiệm lâm sàng. Các thuốc điều trị virus gần đây vẫn còn sử dụng như ivermectin hay favipiravir hiệu quả điều trị thực sự chưa rõ ràng.

Các thuốc kháng thể đơn dòng, đặc biệt là báo cáo gần nhất đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine (NEJM) về tác dụng của REGEN-COV2 (casirivimab và imdevimab) hứa hẹn một lựa chọn thuốc điều trị virus tốt cho những bệnh nhân Covid-19 có yếu tố nguy cơ cao. Tuy vậy, công nghệ sản xuất phức tạp, giá thành cao là một trong những rào cản lớn để bệnh nhân có thể tiếp cận được.

Cần nhấn mạnh rằng, cho đến hiện tại, Remdesivir vẫn là một thuốc kháng virus có tác dụng rõ rệt về cải thiện, giảm thời gian để hồi phục ở nhóm bệnh nhân nặng và được các hiệp hội y khoa lớn trên thế giới sử dụng.

Tuy nhiên các chứng cứ về việc điều trị Remdesivir cho cải thiện tỷ lệ t.ử v.ong của bệnh nhân Covid-19 là thấp và không đồng nhất trong các nghiên cứu nên cho đến hiện tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa đưa khuyến cáo điều trị Remdesivir cho bệnh nhân Covid-19. Vì vậy chúng ta sẽ cần thêm thời gian để kiểm chứng hiệu quả của Remdesivir khi được sử dụng cho bệnh nhân Covid-19 ở Việt Nam.

Đây là thuốc kháng virus dạng tiêm truyền, cần chỉ định của bác sĩ dựa trên tình trạng bệnh nhân vì thế người dân không nên tự ý mua thuốc dùng tại nhà.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *