Chỉ 1,2% F0 tại Hà Nội diễn biến nặng, nguy kịch

Dù số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội tăng cao trong thời gian qua, nhiều ngày thậm chí vượt TP.HCM, tỷ lệ người diễn biến nặng của thành phố ở mức thấp.

Theo thống kê của Bộ Y tế tối 20/12, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 1.612 F0 tại Hà Nội, tăng 207 F0 so với ngày 19/12 và là nơi duy nhất có số ca mắc mới trên mức 1.000.

Đáng chú ý, hai ngày liên tiếp, Hà Nội đều có số ca mắc cao nhất cả nước. Tính trung bình 7 ngày qua, thành phố cũng đã lên vị trí thứ 3 (xếp sau Cà Mau và TP.HCM) với khoảng 1.011 ca mắc mới mỗi ngày.

Số ca mắc tăng cao phần nào mang đến lo ngại cho người dân sống trên địa bàn Hà Nội về những hậu quả của dịch đã xảy ra tại TP.HCM. Tuy nhiên, thực tế điều trị cũng cho thấy những dấu hiệu tích cực về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân Covid-19 tại Hà Nội.

Tỷ lệ diễn biến nặng, nguy kịch không cao

Theo thống kê của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, tính đến hết ngày 20/12, Hà Nội hiện có tổng cộng 14.333 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị. Trong đó, 5.061 người được theo dõi tại nhà, 4.436 trường hợp ở khu cách ly và 4.836 ca tại các bệnh viện, cơ sở y tế.

Đáng chú ý, số lượng bệnh nhân Covid-19 tại Hà Nội diễn biến nặng hoặc nguy kịch hiện nay là 180 trường hợp, chiếm khoảng hơn 1,2% tổng ca mắc đang điều trị. Trong đó, 161 ca phải thở oxy qua mặt nạ, gọng kính, 2 trường hợp thở oxy dòng cao (HFNC) và 17 người thở máy không xâm lấn.

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 85 người t.ử v.ong do Covid-19. Tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 t.ử v.ong trên địa bàn thành phố hiện là 0,3%.

So sánh với TP.HCM, địa phương này đang có 65.867 F0 được theo dõi, điều trị trên địa bàn. Trong đó, số ca diễn biến nặng, nguy kịch là 2.984 trường hợp, chiếm hơn 4,5%. Tỷ lệ t.ử v.ong của TP.HCM đến nay cũng là 4% (19.440 người không qua khỏi).

Hà NộiTP.HCMSố ca mắc trung bình 7 ngày qua1.0111.028Số ca đang theo dõi, điều trị14.33365.867Số ca diễn biến nặng, nguy kịch (tỷ lệ)180 (1,2%)2.984 (4,5%)Tỷ lệ tử vong0,3%4%

Dù số ca mắc mới trong thời gian gần đây tương đương, thậm chí cao hơn TP.HCM, tỷ lệ bệnh nhân diễn biến nặng, t.ử v.ong của Hà Nội vẫn thấp hơn khá nhiều.

Nguyên nhân và bài học từ TP.HCM

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết sự chênh lệch trên đến từ nhiều nguyên nhân như vấn đề tiêm chủng, tình hình dịch hay hiểu biết của người dân trong theo dõi và điều trị bệnh.

Cụ thể, nguyên nhân đầu tiên của tình trạng này là trong thời gian đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19, TP.HCM đã bỏ sót nhiều người cao t.uổi, mắc bệnh nền.

“Ở giai đoạn đó, những người có huyết áp trên 160 không được phép tiêm vaccine tại cộng đồng mà phải tới các bệnh viện. Điều này khiến bản thân người dân e ngại về tính an toàn của vaccine. Thành phố trước áp lực chống dịch lớn cũng chưa thể hướng dẫn cụ thể cho người dân”, vị chuyên gia giải thích.

Tại Hà Nội, khi mở rộng chương trình tiêm chủng, quy định liên quan huyết áp trước đó không còn được áp dụng. Sự thay đổi này khiến quy mô tiêm chủng của thành phố trở nên rộng hơn, giúp nhiều người cao t.uổi, mắc bệnh nền được bao phủ vaccine phòng Covid-19.

chi 12 f0 tai ha noi dien bien nang nguy kich 7c0 6223805

Người cao t.uổi được khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine Covid-19 tại Hà Nội. Ảnh: Việt Linh.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng không phải chịu áp lực quá lớn về diễn biến dịch cũng như quá tải hệ thống y tế tương tự TP.HCM trong giai đoạn đó. Từ đây, việc tư vấn tiêm chủng cho người dân cũng được đảm bảo tốt hơn.

Nguyên nhân thứ 2 dẫn đến số ca mắc Covid-19 t.ử v.ong tại TP.HCM cao hơn là dịch đã lây lan ở các cộng đồng dân cư sau khi địa phương này nới lỏng chính sách về giãn cách. Các quy định về mở cửa của TP.HCM hiện nay cũng rộng hơn Hà Nội. Điều này dẫn đến tỷ lệ nhiễm nCoV ở nhóm người cao t.uổi lớn hơn.

PGS Dũng cho biết: “Chúng ta có thể hình dung ở thời điểm đỉnh dịch của TP.HCM, người cao t.uổi được bảo vệ rất kỹ, các hoạt động xã hội bị tạm dừng khiến nguy cơ lây nhiễm thấp hơn. Còn hiện nay, việc giao tiếp trong cộng đồng lớn hơn, tỷ lệ nhiễm virus cao hơn, người trẻ, đã tiêm chủng, không diễn biến nặng nhưng có thể mang mầm bệnh về lây trong gia đình. Những người cao t.uổi từ đó có nguy cơ lây nhiễm cao hơn, từ đó tăng số trường hợp diễn biến nặng, t.ử v.ong”.

Dự báo về tình hình dịch Covid-19 của Hà Nội trong thời gian tới, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội, cho rằng số ca nhiễm nCoV trên địa bàn thành phố có thể sẽ tiếp tục tăng.

“Nguyên nhân là khi chúng ta mở cửa, mọi người có điều kiện giao lưu, đi lại, làm việc gần như bình thường. Việc tuân thủ các quy định về phòng dịch của người dân cũng không thực sự tốt khi một bộ phận bắt đầu có tâm lý chủ quan”, vị chuyên gia cho biết.

chi 12 f0 tai ha noi dien bien nang nguy kich 31d 6223805

Người dân tại Hà Nội nói chuyện, gặp gỡ sau khi thành phố mở cửa. Ảnh: Phạm Thắng.

Ở bối cảnh đó cùng đặc tính của SARS-CoV-2, khả năng virus xuất hiện và lây lan trong cộng đồng là rất lớn. Theo ông Hùng, hàng nghìn ca nhiễm mới được Sở Y tế Hà Nội ghi nhận mỗi ngày vừa qua có thể vẫn chỉ là bề nổi.

Vị chuyên gia này nhận định tỷ lệ t.ử v.ong tại Hà Nội là khá thấp khi so sánh với TP.HCM hay nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh khi số ca nhiễm tăng cao, tình trạng nhiều người mắc Covid-19 diễn biến nặng và t.ử v.ong cũng có thể xảy ra. Dù Hà Nội có tốc độ tiêm vaccine khá nhanh, vẫn có tỷ lệ nhỏ trường hợp sau khi nhiễm virus xuất hiện các triệu chứng nặng, nguy kịch.

Do đó, ông cho rằng nhiệm vụ chính của Hà Nội trong thời gian tới là phát hiện kịp thời các trường hợp diễn biến nặng, nguy kịch và đưa ra phương hướng xử lý nhanh nhất.

“Nếu bệnh nhân được chuyển tới bệnh viện tầng 2, 3 quá muộn, tình trạng nặng có thể thành rất nặng, rất nặng thành nguy kịch, từ đó dẫn đến nguy cơ t.ử v.ong”, ông Hùng cho hay.

chi 12 f0 tai ha noi dien bien nang nguy kich 528 6223805

Cán bộ tại một trạm y tế phường trên địa bàn Hà Nội bận rộn trong công tác đưa đón F1, F0 tới điểm cách ly tập trung. Ảnh: Hải Nam.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu và khuyến cáo từ Bộ Y tế cũng như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những người nhiễm SARS-CoV-2 nên được sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir sớm.

PGS Hùng nói: “Hiện nay, việc tiếp cận thuốc kháng virus của Hà Nội còn khá chậm. Nhiều F0 chưa được cấp thuốc dẫn đến tình trạng bày bán thuốc trôi nổi tại chợ đen cùng mức giá ‘cắt cổ’, không đảm bảo chất lượng điều trị”.

Ngoài ra, vị chuyên gia này cho rằng còn một tỷ lệ nhất định người trên 18 t.uổi trên địa bàn thành phố chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phòng Covid-19.

“Những trường hợp này thường ở nhóm cao t.uổi hoặc có bệnh lý nền nặng. Họ có thể bị chỉ định trì hoãn tiêm trong chiến dịch tiêm chủng vừa qua. Thực tế, đây là những người có nguy cơ diễn biến nặng và t.ử v.ong cao nếu không may nhiễm nCoV”, PGS Hùng nói.

Do đó, ông cho rằng Hà Nội cần thống kê lại và tiếp tục tổ chức, tạo điều kiện cho nhóm này được tiêm đủ liều vaccine.

Bộ Y tế ra công văn khẩn yêu cầu giám sát chất lượng thuốc điều trị Covid-19

Bộ Y tế đề nghị các viện kiểm nghiệm thuốc chú trọng lấy mẫu các mẫu thuộc danh mục thuốc kháng virus trong điều trị Covid-19 gồm các thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir, Favipiravir, Remdesivir.

Phó cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) Tạ Mạnh Hùng ngày 20.12 đã ký ban hành Công văn khẩn 15003/QLD-CL (Công văn 15003) gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố; Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư; Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc.

bo y te ra cong van khan yeu cau giam sat chat luong thuoc dieu tri covid 19 749 6223268

Từ tháng 8 đến nay, Bộ Y tế đã cấp 300.000 liều thuốc kháng virus cho F0 điều trị tại nhà. Ảnh BỘ Y TẾ

Công văn 15003 nêu rõ để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đồng thời đảm bảo việc cung ứng đủ thuốc chất lượng, an toàn, hiệu quả phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh, Cục Quản lý dược đề nghị 63 sở Y tế tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc trên thị trường trong giai đoạn dịch Covid-19.

Các sở Y tế chú trọng chỉ đạo trung tâm kiểm nghiệm, thanh tra sở Y tế tăng cường hoạt động kiểm tra hậu mại, lấy mẫu, kiểm tra giám sát chất lượng thuốc sử dụng điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại các kiểm tra cơ sở sản xuất, phân phối và cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn.

Cục Quản lý dược cũng yêu cầu các Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM xây dựng kế hoạch, tăng cường việc lấy mẫu, kiểm tra chất lượng thuốc lưu hành trên thị trường, chú trọng việc lấy mẫu đối với các thuốc thuộc Danh mục thuốc kháng virus trong điều trị Covid-19 bao gồm các thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir, Favipiravir, Remdesivir,… sử dụng trong các chương trình nghiên cứu, thử thuốc trên lâm sàng trong điều trị Covid-19 theo các phác đồ của Bộ Y tế phê duyệt; thông báo về Cục Quản lý dược về kết quả lấy mẫu kiểm tra chất lượng của các thuốc nêu trên để kịp thời xử lý.

Tại Công văn 15003, lãnh đạo Cục Quản lý dược cho biết, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Để ứng phó linh hoạt trong điều trị bệnh nhân Covid-19, Bộ Y tế đang tiếp tục xem xét, phê duyệt các thuốc và phác đồ điều trị nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phòng, chống dịch.

Cục Quản lý Dược đã có cảnh báo tình trạng các loại thuốc như kháng virus, trong đó có Molnupiravir được quảng cáo điều trị Covid-19 trái phép trên mạng xã hội. Molnupiravir là thuốc kháng virus hiện được Bộ Y tế cấp phát miễn phí cho F0 điều trị tại nhà. Thuốc hiện trong quá trình thử nghiệm, chưa được bán trên thị trường.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *