Có một triệu chứng đáng ngạc nhiên của biến thể Omicron

Dữ liệu mới nhất cho thấy biến thể Omicron không có các triệu chứng đặc trưng của các chủng Covid-19 trước đây.

Theo các nhà khoa học điều hành Nghiên cứu Triệu chứng Covid-19 của Anh, mang tên ZOE, có một triệu chứng xuất hiện khi ăn có thể “gây ngạc nhiên”, theo Express.

co mot trieu chung dang ngac nhien cua bien the omicron ae0 6223363

Có một triệu chứng đáng ngạc nhiên của Omicron xuất hiện trong khi ăn. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Các nhà nghiên cứu dữ liệu ZOE đã nhận thấy 50% số người trải qua 3 triệu chứng cổ điển là sốt, ho, mất khứu giác hoặc vị giác.

Đa số là các triệu chứng khác với 3 triệu chứng đặc trưng của Covid-19 nêu trên, và hầu hết là các triệu chứng là nhẹ, giống như cảm lạnh.

Trong số các triệu chứng không đặc trưng này, có một triệu chứng khác thường. Đó là chán ăn.

Nhiều dữ liệu nhỏ từ những người nhiễm Omicron cũng đã báo cáo về triệu chứng này.

Điều này có thể gây ngạc nhiên đối với một số người, bởi vì triệu chứng này chưa được đề cập đến trước đây.

co mot trieu chung dang ngac nhien cua bien the omicron d45 6223363

Đó là chán ăn. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Ngoài ra, 5 triệu chứng hàng đầu được báo cáo là chảy nước mũi, nhức đầu, mệt mỏi, hắt hơi, đau họng.

Tình trạng lú lẫn cũng thường được báo cáo trong dữ liệu. Đó là triệu chứng hay quên, thiếu tập trung và tinh thần kém minh mẫn.

Mọi báo cáo trong ứng dụng đều được xây dựng dựa trên dữ liệu này và các nhà khoa học sẽ tiến hành nghiên cứu thêm về hồ sơ triệu chứng của Omicron trong những tuần tới.

Ngay cả khi các ca bệnh tăng lên, tỷ lệ nhập viện và t.ử v.ong dường như đang giảm ở hầu hết các quốc gia nơi Omicron bắt đầu lưu hành.

Điều này cũng đúng với phân tích ZOE ở London (Anh), nhưng thường cần có thời gian để biết được liệu người nhiễm Covid-19 có cần phải nhập viện hay không, vì vậy vẫn chưa thể chắc chắn được.

Các nhà nghiên cứu dự án ZOE lưu ý, cho đến nay, vẫn chưa có báo cáo nào về trường hợp phải nhập viện hoặc các triệu chứng nghiêm trọng do nhiễm Omicron.

Tuy nhiên, vẫn còn là những ngày đầu và phần lớn những người báo cáo cho ứng dụng ZOE đều đã tiêm phòng, nên họ ít có khả năng nhập viện hoặc bệnh nặng.

Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc điều trị bệnh nhân Covid-19

Cục Quản lý Dược đề nghị cần tăng cường kiểm tra hậu mại, lấy mẫu, kiểm tra giám sát chất lượng thuốc sử dụng điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại các cơ sở sản xuất, phân phối và cơ sở khám chữa bệnh

Ngày 20/12, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược Tạ Mạnh Hùng kí công văn gửi đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện kiểm nghiệm thuốc TPHCM đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc điều trị Covid-19.

tang cuong kiem tra giam sat chat luong thuoc dieu tri benh nhan covid 19 fc0 6222809

Theo Cục Quản lý Dược, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và ứng phó linh hoạt trong điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19, Bộ Y tế đang tiếp tục xem xét, phê duyệt các thuốc và phác đồ điều trị nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phòng, chống dịch Covid-19 cho nhân dân.

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đồng thời đảm bảo việc cung ứng đủ thuốc chất lượng, an toàn, hiệu quả phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn triển khai thực hiện các nội dung tại công văn số 9374/QLD-CL ngày 13/8/2021 của Cục Quản lý Dược về việc tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc trên thị trường trong giai đoạn dịch Covid-19, chú trọng chỉ đạo Trung tâm kiểm nghiệm, thanh tra Sở Y tế tăng cường hoạt động kiểm tra hậu mại, lấy mẫu, kiểm tra giám sát chất lượng thuốc sử dụng điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại các cơ sở sản xuất, phân phối và cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn.

Các đơn vị gồm Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện kiểm nghiệm thuốc TPHCM xây dựng kế hoạch, tăng cường việc lấy mẫu, kiểm tra chất lượng thuốc lưu hành trên thị trường, chú trọng việc lấy mẫu đối với các thuốc thuộc Danh mục thuốc kháng virus trong điều trị Covid-19 bao gồm các thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir, Favipiravir, Remdesivir,… sử dụng trong các chương trình nghiên cứu, thử thuốc trên lâm sàng trong điều trị Covid-19 theo các phác đồ của Bộ Y tế phê duyệt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *