Chiều 11/1: Tỷ lệ bao phủ mũi 1 vaccine phòng COVID-19 ở Việt Nam đạt 100%; Sau tiêm vaccine bao lâu thì hiến m.áu được?

Đến chiều ngày 11/1, cả nước tiêm hơn 162,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó tỷ lệ bao phủ mũi 1 đạt 100%; Sau tiêm vaccine phòng COVID-19 bao lâu thì hiến m.áu được?

Đã tiêm hơn 11,8 triệu mũi 3 vaccine phòng COVID-19

Cập nhật trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 15h ngày 11/1, cả nước đã tiêm trên 162,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19; riêng ngày 10/1, có gần 1,1 triệu liều vaccine được tiêm chủng.

Đến ngày 10/1, số liều vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 147.346.994 liều, trong đó có 70.338.486 mũi 1; 65.183.660 mũi 2; 1.295.563 mũi 3 ( vaccine Abdala); 3.008.655 liều bổ sung và 7.520.630 liều nhắc lại.

Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 100% và tỷ lệ tiêm đủ liều cơ bản là 92,6% dân số từ 18 t.uổi trở lên

Có 36/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản trên 90%; 22/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều từ 80 – dưới 90%; 05/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều dưới 80% là Hưng Yên (78,4%), Nghệ An (76,8%), Hà Giang (73,7%), Cao Bằng (78,5%) và Sơn La (74,2%).

chieu 111 ty le bao phu mui 1 vaccine phong covid 19 o viet nam dat 100 sau tiem vaccine bao lau thi hien mau duoc 655 6263253

Tỷ lệ bao phủ mũi 1 vaccine phòng COVID-19 ở Việt Nam đạt 100%

Về triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho đối tượng từ 12-17 t.uổi, báo cáo của Bộ Y tế cho biết, các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm 13.930.813 liều, trong đó có 7.953.138 mũi 1 và 5.977.675 mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 89,2% và tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản là 67,0% dân số từ 12 -17 t.uổi.

32 tỉnh thành, phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm t.uổi này là Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Nông, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, T.iền Giang, Long An, Lâm Đồng, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Phước, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang.

Sau tiêm vaccine phòng COVID-19 bao lâu thì hiến m.áu được?

TS.BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền m.áu Trung ương, cho biết hiện nay, chúng ta có 9 loại vaccine phòng COVID-19. Mỗi loại đều có các khuyến cáo về thời gian có thể tham gia hiến m.áu khác nhau.

Có loại vaccine sản xuất theo phương pháp truyền thống là bất hoạt virus (sử dụng virus có vật chất di truyền đã bị phá hủy) thì sau tiêm một tháng, chúng ta mới có thể hiến m.áu.

Các loại vaccine sản xuất bằng các phương pháp mới chỉ cần 1-2 tuần có thể tham gia hiến m.áu.

“Tuy nhiên, quan trọng nhất là thời điểm đi hiến m.áu, người hiến m.áu không có tác dụng phụ nào từ việc tiêm vaccine phòng COVID-19″- TS.BS Bạch Quốc Khánh nói.

Viện trưởng Bạch Quốc Khánh cũng lưu ý những người từng mắc COVID-19 chưa nên hiến m.áu. Họ cần ưu tiên nghỉ ngơi để lấy sức. Những trường hợp này có thể tham gia hiến m.áu sau 3-6 tháng.

Kon Tum tạm dừng hoạt động các điểm khai báo y tế phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn từ 0h ngày 12/1.

UBND tỉnh giao Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo thu hồi trang thiết bị, dụng cụ, vật tư y tế…; tổng dọn vệ sinh, khử trùng trước khi rời khỏi điểm khai báo y tế. Các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư y tế… phục vụ điểm khai báo y tế được bảo quản, tiếp tục sử dụng cho công tác phòng, chống dịch phù hợp khi cần thiết.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh yêu cầu cấp ủy, UBND, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh tăng cường nâng cao năng lực, phát huy vai trò, trách nhiệm đối với công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, nhất là năng lực xử lý khi có ca bệnh, chùm ca bệnh trong cộng đồng;

Thông báo rộng rãi và yêu cầu người đến/về địa bàn phải khai báo y tế bắt buộc, nhất là thời điểm từ nay đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; xây dựng phương án cụ thể xử lý ca, chùm ca COVID-19 cộng đồng và tổ chức diễn tập phù hợp; chủ trì, kích hoạt ngay các Tổ chăm sóc người mắc COVID-19 tại cộng đồng khi có trường hợp F0 cách ly điều trị tại nhà…

Đến sáng 11/1, Gia Lai đã ghi nhận 1.583 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó trên 900 trường hợp khỏi bệnh.

Công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 được Kon Tum đẩy mạnh triển khai, với 84,86% người trên 18 t.uổi và 73,79% người từ 12 – 17 t.uổi đã được tiêm 2 mũi trở lên.

Quảng Bình tổ chức triển khai tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19

Sáng 11/1, tại 2 điểm tiêm Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới và Trung tâm Huấn luyện thể dục thể thao Công an tỉnh Quảng Bình đã tổ chức triển khai tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cho lực lượng tuyến đầu và các đơn vị thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.

Hiện 95,86 % người trên 18 t.uổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là 90,86%; Có 95,58% người trên 50 t.uổi tại Quảng Bình tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19.

Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 10/01/2022 đến 6 giờ ngày 11/01/2022), Quảng Bình ghi nhận thêm 103 ca mắc COVID-19, trong đó có 82 ca cộng đồng, 53 ca liên quan chùm ca bệnh chợ Cuồi (xã Tiến Hoá, huyện Tuyên Hoá), 15 ca chưa rõ nguồn lây; trong ngày có 76 ca xuất viện.

Tổng số người về từ vùng dịch dương tính với virus SARS-CoV-2 là 695 ca

Tổng số ca COVID-19 của tỉnh đến nay là 4.420; số ca điều trị khỏi là 3.749, còn 203 bệnh nhân đang điều trị, 7 ca t.ử v.ong; 372 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà.

11 người Ấn Độ nhiễm virus nguy hiểm nhất thế giới, không có vaccine và thuốc chữa

Thông tin trên do Bộ trưởng Y tế bang Kerala của Ấn Độ Veena George đưa ra. Ông cho biết 11 người này có triệu chứng nhiễm virus c.hết người tên là nipah.

11 nguoi an do nhiem virus nguy hiem nhat the gioi khong co vaccine va thuoc chua 7ab 6013137
Dơi ăn ổi ở Siliguri, Ấn Độ. Loài dơi có thể mang virus nipah nguy hiểm. Ảnh: AP

Theo đài Spsutnik, ngày 5/9, một cậu bé 12 t.uổi đã mắc loại virus này và các chuyên gia y tế bắt đầu kiểm tra toàn bộ 251 người đã tiếp xúc với cậu bé.

Ông George nói: “Có 38 người đã cách ly tại Bệnh viện và Đại học Y khoa Kozhikode, trong đó 11 người có triệu chứng. Mẫu của 8 người đã được chuyển tới Viện Virus học Quốc gia để xét nghiệm. Tình trạng của những người có triệu chứng đang ổn định”.

Bộ Y tế Ấn Độ đã ra lệnh tăng cường giám sát dịch tễ và tăng cường truy vết tiếp xúc. Các biện pháp an ninh tăng cường liên quan tới virus nipah cũng được áp dụng ở huyện Kozhikode – nơi cậu bé sinh sống – cũng như ba huyện quanh đó.

Nipah là loại virus có ở loài dơi quả. Con người nhiễm virus này khi ăn phải quả dính nước bọt của con dơi mang virus. Tổ chức Y tế Thế giới coi virus nipah là một trong những loại virus nguy hiểm nhất thế giới, vì không có thuốc chữa và vaccine. Tỷ lệ t.ử v.ong do nipah lên tới 40-75%.

Đã có người Ấn Độ nhiễm virus nipah ở bang Tây Bengal năm 2001 và ở Kerala năm 2018-2019.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *