Đà Nẵng còn hơn 5.000 người chưa tiêm mũi 1 vắc xin COVID-19

Tới hết ngày 23-12, TP Đà Nẵng sẽ kết thúc đợt đăng ký tiêm vắc xin tự do cho người chưa tiêm mũi 1.

Số lượng đăng ký tiêm đến nay khoảng 5.000 người.

da nang con hon 5000 nguoi chua tiem mui 1 vac xin covid 19 09d 6224497

Còn hơn 5.000 người chưa tiêm mũi 1 vắc xin phòng COVID-19 đang ở Đà Nẵng, trong đó có nhiều người từ các địa phương khác mới chuyển tới đăng ký tiêm trong đợt từ ngày 24 đến 27-12 – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Tối 21-12, bác sĩ Trương Văn Trình, phó giám đốc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, cho biết số lượng người chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19 đăng ký tiêm mũi 1 khoảng 5.000 người.

Trước đó Đà Nẵng có kế hoạch tổ chức một đợt tiêm mới cho người trên 12 t.uổi đang cư trú trên địa bàn.

Việc này nhằm tạo điều kiện cho người dân tới sinh sống, học tập, làm việc tại thành phố Đà Nẵng cũng như cư dân thành phố vì nhiều lý do chưa tiếp cận vắc xin phòng COVID-19.

Theo đó, người dân có thể đăng ký để tiêm qua hai hình thức đăng ký trực tiếp tại xã phường hoặc đăng ký trực tuyến qua địa chỉ https://dichvucong.danang.gov.vn đến hết ngày 23-12.

Bác sĩ Trình cho biết với số lượng người đăng ký khá lớn, ngành y tế sẽ bố trí lại các điểm tiêm để thuận tiện cho người dân di chuyển, thay vì 2 điểm tiêm chủng tại Bệnh viện Phụ sản nhi Đà Nẵng và cơ sở tiêm chủng dịch vụ – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (103 Hùng Vương) như dự kiến ban đầu.

Ngoài ra nhóm người mắc các bệnh, tật không tự chăm sóc bản thân, không đi lại được, các quận huyện sẽ thực hiện rà soát và tổ chức tiêm chủng lưu động.

“Sau khi người dân kết thúc đăng ký, chúng tôi dự kiến tiêm cho nhóm đối tượng này từ ngày 24 đến ngày 27-12. Sau khi tiêm xong mũi 1 cho nhóm đối tượng này thì lượng vắc xin còn lại chúng tôi sẽ tổ chức tiêm mũi 3 cho các nhóm đối tượng nguy cơ, dự kiến 8.000 người”, ông Trình nói.

Theo ông Trình, trong tháng 12 này sẽ hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho 8.000 người. Đồng thời lên kế hoạch trong quý 1-2022 sẽ tiêm đủ mũi 3 cho tất cả người trong độ t.uổi nếu lượng vắc xin được phân bổ đầy đủ.

Theo bà Ngô Thị Kim Yến – phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, chiến lược chống dịch trong giai đoạn hiện nay của thành phố là tập trung bảo vệ nhóm đối tượng dễ tổn thương với COVID-19. Do vậy nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm mũi 3 trong số 8.000 liều trong tháng 12 này là nhóm người có bệnh nền, nhiều nguy cơ.

Sau đó căn cứ theo số lượng vắc xin được phân bổ và thời gian giữa các mũi tiêm, thành phố sẽ tiếp tục mở rộng các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

“Sau khi kết thúc đợt tiêm mũi 1 cho tất cả các đối tượng thì địa phương nào có ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhưng chưa tiêm vắc xin với lý do chưa được tổ chức tiêm, chưa được tiêm vắc xin thì lãnh đạo nơi đó phải chịu trách nhiệm (trừ lý do khách quan như có chống chỉ định tiêm chủng)”, bà Yến giao nhiệm vụ.

Hiểm họa bao vây trường học (Bài 3)

Hàng quán, hàng rong bao vây trường học tồn tại từ lâu không chỉ đe dọa sức khỏe học sinh, còn gây mất mỹ quan đô thị, an toàn giao thông.

hiem hoa bao vay truong hoc bai 3 c02 5724339

Hàng rong thu hút học sinh Trường THCS Chánh Hưng, Quận 8, TPHCM.

Bên cạnh việc nhắc nhở của nhà trường, ý thức của phụ huynh, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền sở tại.

Bài 3: Đừng mất bò mới lo làm chuồng

Chính quyền dẹp

Ông Trần Văn Bách – Phó Chủ tịch UBND phường Tứ Liên (quận Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: Chính quyền địa phương thường xuyên phối hợp với cơ quan công an phường chấn chỉnh các cửa hàng bán đồ ăn trên địa bàn, đặc biệt là hàng ăn gần khu vực trường học, bảo đảm quy định về trật tự an ninh, không ảnh hưởng giao thông đi lại của học sinh; yêu cầu cam kết về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm… Với các quầy bán đồ ăn vặt di động, lực lượng công an yêu cầu không đứng bán trước cổng trường. Tuy nhiên, thỉnh thoảng những xe hàng này vẫn xuất hiện lúc học sinh tan trường.

Ngay sau vụ 35 học sinh Trường Tiểu học số 1 Hòa Khương (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc do chơi slime, Đội Quản lý thị trường số 6 liên quận huyện Hòa Vang – Cẩm Lệ chủ trì, phối hợp Phòng Kinh tế – hạ tầng huyện cùng UBND 11 xã đồng loạt kiểm tra tất cả căng-tin trường học, hàng quán xung quanh khu vực trường học trên địa bàn.

Ông Nguyễn Thúc Dũng – Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang thông tin: Huyện yêu cầu Chủ tịch UBND 11 xã chỉ đạo các lực lượng tổ chức kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng buôn bán hàng rong trước cổng trường học, chịu trách nhiệm trước UBND huyện nếu để tái diễn và báo cáo kết quả về UBND huyện trong ngày 25/4. Qua kiểm tra, có 12/14 cơ sở kinh doanh trước cổng trường vi phạm về sản phẩm không có nguồn gốc, nhãn mác, tạm giữ hơn 15 sản phẩm với khối lượng khoảng 3kg.

Theo Ban quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng, những xe hàng rong bán trước các cổng trường được xếp vào loại thức ăn đường phố, do quận huyện và phường xã quản lý. Ông Nguyễn Tấn Hải – Trưởng ban Quản lý ATTP Đà Nẵng cho rằng: Trong Ban chỉ đạo ATTP của các quận, huyện đều có thành viên của Ban quản lý. Điều này sẽ giúp tăng cường phối hợp, tập huấn, thanh tra ATTP cho các bộ phường xã, nhằm nâng cao năng lực quản lý cho tuyến cơ sở.

Ông Hải cũng khuyến cáo: Nguy cơ nhiễm bệnh từ thức ăn đường phố không tuân thủ quy trình vệ sinh thực phẩm vô cùng lớn. Vì vậy, ngoài sự vào cuộc của cơ quan chức năng, phụ huynh cần nhắc nhở con em mình không nên sử dụng những thực phẩm tại các hàng rong để tránh nguy hại cho sức khỏe. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên kiểm soát t.iền tiêu vặt của con, từ đó giúp trẻ hình thành thói quen tiêu dùng thông thái, biết nói không với thực phẩm không an toàn.

Nhà trường – phụ huynh nhắc

Cô Trần Thị Thanh Hoa – Hiệu trưởng Trường THCS Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: Nhà trường quy định học sinh không mang đồ ăn lên lớp để tránh hiện tượng các em mua quà vặt đến ăn trong giờ học, vừa mất vệ sinh, ảnh hưởng đến trật tự lớp học.

Trường cũng thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở các em không mua đồ ăn vặt, nước uống trôi nổi bán ngoài cổng trường. Học sinh không ăn đồ ăn từ những xe hàng rong di động để bảo đảm an toàn sức khỏe, đặc biệt tránh bị mua phải những mặt hàng có chất gây nghiện, rất nguy hại cho bản thân. Khuyến cáo phụ huynh kiểm soát t.iền tiêu vặt của trẻ.

“Khi thấy có xe hàng rong bán đồ ăn vặt, nhà trường thông báo ngay cho chính quyền địa phương và lực lượng công an để đi dẹp và chấn chỉnh. Tuy nhiên, có khi dẹp xong, vài ba hôm sau lại thấy xuất hiện. Một số học sinh tuy được nhắc nhở nhưng vẫn tranh thủ mua đồ ăn trước khi vào trường hoặc sau khi tan học…” – cô Hoa cho hay.

Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Núi Thành (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) trao đổi: Trong các cuộc họp ở UBND phường, đại diện nhà trường luôn kiến nghị cần có hỗ trợ sự của lực lượng công an và đội trật tự đô thị, quản lý thị trường để chấm dứt tình trạng bán hàng rong trước cổng trường. Nhà trường chỉ có thể nhắc nhở chủ các xe hàng rong thôi chứ không thể cấm hay đuổi họ được vì họ kinh doanh ngoài khu vực trường.

Anh Nguyễn Đình Hòa – có con học tại Trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) cho rằng: Rất khó “truy vết” trong trường hợp học sinh bị ngộ độc thực phẩm từ các quán hàng rong trước cổng trường. Chưa kể là việc bày bán hàng hóa, đồ chơi xung quanh khu vực cổng trường còn dẫn đến ách tắc giao thông khi phụ huynh đưa, đón con.

Gần ngay chợ dân sinh, nhưng Trường THPT Hoàng Cầu (Hà Nội) hạn chế được tối đa hiện tượng học sinh tụ tập ăn quà vặt quanh cổng trường. Cô Phạm Thanh Huyền – Bí thư Đoàn trường tâm sự: Trường làm chặt việc quản lý học sinh từ sáng sớm đến khi tan học, yêu cầu các em không tụ tập ngoài cổng trường sau giờ học.

Việc này có sự giám sát, nhắc nhở thường xuyên của đội xung kích nhà trường. Bên cạnh đó, trường cũng chú trọng tuyên truyền, giáo dục học sinh về vấn đề ngộ độc thực phẩm, tác hại của các chất hóa học, chất gây nghiện, nhận biết đồ ăn, thức uống an toàn… để các em có thể biết cách lựa chọn những sản phẩm cho sức khỏe của bản thân, không “tiếp tay” cho những hình thức kinh doanh trái quy định.

Hiện, hầu hết trường tiểu học, THCS ở Đà Nẵng không có căng-tin trong khu vực trường. Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt cho rằng, căng-tin trong trường học, nếu tổ chức tốt, sễ là biện pháp để hạn chế tình trạng HS bị ngộ độc thức ăn hay mua những đồ chơi độc hại, không rõ nguồn gốc từ hàng rong bên ngoài cổng trường.

Nếu có căng-tin, nhà trường có thể tổ chức đoàn kiểm tra định kỳ với các thành phần tham gia như y tế, ban thanh tra, công đoàn… Người thực hiện phải cam kết đầu vào theo đúng tiêu chuẩn, sản phẩm còn hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng….

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *