Bộ Y tế cho biết đến nay hơn 1,16 triệu ca COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh; Các tỉnh, thành phố khẩn trương tổng rà soát đối tượng tiêm chủng trên địa bàn, tiêm vét tại nhà cho người cao t.uổi, người có bệnh nền, người di chuyển khó khăn, hoàn thành trong tháng 12/2021.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
– Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.571.780 ca mắc COVID-19, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 15.937 ca nhiễm).
– Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.566.261 ca, trong đó có 1.157.273 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (496.183), Bình Dương (289.464), Đồng Nai (95.496), Tây Ninh (65.900), Long An (39.760).
Bộ Y tế cho biết đến nay hơn 1,16 triệu ca COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh
Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.160.090 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.740 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 5.460 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.250 ca; Thở máy không xâm lấn: 137 ca; Thở máy xâm lấn: 874 ca; ECMO: 19 ca
Số bệnh nhân t.ử v.ong: Trung bình số t.ử v.ong ghi nhận trong 07 ngày qua: 244 ca.
Tổng số ca t.ử v.ong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 30.041 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca t.ử v.ong xếp thứ 29/234 vùng lãnh thổ, số ca t.ử v.ong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca t.ử v.ong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 4 ASEAN), t.ử v.ong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 29.076.486 mẫu cho 73.037.601 lượt người.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 140.438.803 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 76.115.342 liều, tiêm mũi 2 là 62.959.544 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 1.363.917 liều.
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 22/12 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 276.518.951 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.384.060 ca t.ử v.ong. Số ca mắc mới trong 24 giờ qua là 707.648 và 6.686 ca t.ử v.ong mới.h
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 247.973.893 người, 23.121.544 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 88.962 ca nguy kịc
Trong 24 giờ qua, Mỹ dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 158.010 ca; Anh đứng thứ hai với 90.629 ca; tiếp theo là Pháp (72.832 ca). Mỹ cũng vượt qua Nga đứng đầu về số ca t.ử v.ong mới, với 1.329 người t.ử v.ong trong ngày; tiếp theo là Nga (1.027 ca) và Đức (516 ca t.ử v.ong).
Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 52.181.439 người, trong đó có 830.378 ca t.ử v.ong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 34.758.078 ca nhiễm, bao gồm 478.061 ca t.ử v.ong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 22.219.477 ca bệnh và 617.948 ca t.ử v.ong.
Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 83,78 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Âu với gần 81,5 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 62,09 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 39,34 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 9,33 triệu ca và châu Đại Dương trên 420.000 ca nhiễm.
Báo cáo tuần mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, biến thể Omicron đã được xác nhận ở 106 quốc gia trên thế giới, với số ca nhiễm đang tăng nhanh.
Tiêm vét vaccine phòng COVID-19 tại nhà cho người cao t.uổi, người có bệnh nền, người di chuyển khó khăn, hoàn thành trong tháng 12/2021
Bộ Y tế cho rằng, số ca mắc COVID-19 cộng đồng và t.ử v.ong tiếp tục có xu hướng gia tăng nhanh ở nhiều địa phương trên cả nước. Do đó, thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch nhất là giám sát phát hiện sớm, điều trị giảm bệnh nặng, t.ử v.ong và tiêm chủng vaccine do thời tiết chuyển mùa Đông-Xuân thuận lợi cho sự phát triển, lây lan của vi rút, gia tăng giao thương đi lại dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2022 và nguy cơ xâm nhập của biến chủng mới;
Bên cạnh đó, có tâm lý chủ quan, lơ là, mất cảnh giác của một số đơn vị, người dân trong việc thực hiện quy định về phòng, chống dịch sau một thời gian dài nới lỏng giãn cách xã hội.
Các địa phương cần thường xuyên rà soát cập nhật các cấp độ dịch bám sát với thực tế tình hình dịch, trong trường hợp cần thiết tăng cường một số biện pháp phòng chống dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT.
Đồng thời truyền thông nâng cao ý thức người dân Thực hiện triệt để 5K, truyền thông thống nhất nhận thức thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh phải dựa trên nguyên tắc “5K vaccine, thuốc biện pháp điều trị phù hợp công nghệ đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác”. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động phòng, chống dịch, đặc biệt là việc thực hiện các biện pháp 5K của Bộ Y tế, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định.
Các tỉnh, thành phố khẩn trương tổng rà soát đối tượng tiêm chủng trên địa bàn, khẩn trương đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng đảm bảo bao phủ đủ mũi cho các đối tượng từ 12 t.uổi trở lên; đặc biệt lưu ý các đối tượng thường xuyên di chuyển (18 đến 50 t.uổi) và các nhóm đối tượng có nguy cơ. Tổ chức tiêm vét tại nhà cho người cao t.uổi, người có bệnh nền, người di chuyển khó khăn, hoàn thành trong tháng 12/2021.
Quản lý chặt chẽ, xét nghiệm đúng quy định đối với F0, F1 được điều trị, cách ly tại nhà, người về từ vùng dịch được theo dõi sức khỏe tại nhà. Các địa phương phải giao trách nhiệm cho Tổ Covid cộng đồng, chính quyền ấp/khu phố, chính quyền cấp xã trong việc quản lý các đối tượng trên, tuyên truyền cho người dân, hỗ trợ giám sát phát hiện các đối tượng không thực hiện cách ly đúng quy định.
Cà Mau ghi nhận 1.590 ca COVID-19 cao nhất miền Tây, nhiều tỉnh, thành khác F0 trong cộng đồng chưa giảm
Bộ Y tế: 20 bệnh nền khiến người mắc COVID-19 có nguy cơ gia tăng mức độ nặng và t.ử v.ong cao
Bảo vệ, phát hiện sớm nhóm đối tượng nguy cơ mắc COVID-19, hạn chế t.ử v.ong: Rất cấp thiết
Việc nâng khống giá bộ xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á là rất nghiêm trọng, cần phải được xử lý nghiêm minh
Hội đồng Đạo đức: Xác minh các trường hợp mắc COVID-19 trong nghiên cứu để phân tích, đ.ánh giá hiệu lực bảo vệ của vaccine Nanocovax
Cà Mau ghi nhận 1.590 ca mắc mới COVID-19 ngày 21/12- cao nhất khu vực miền Tây, trong đó có 1.416 ca cộng đồng; có 677 người điều trị khỏi, 4 người t.ử v.ong. Lũy kế, toàn tỉnh đã có 26.954 ca mắc, trong đó có 12.859 người điều trị khỏi, 105 người t.ử v.ong.
TP Cần Thơ thêm 797 ca mắc COVID-19, điều trị khỏi 1.347 ca; t.ử v.ong 12. Tính từ ngày 8/7 đến nay, TP này đã có 44.225 ca COVID-19, trong đó có 30.526 ca được điều trị khỏi. Hiện Cần Thơ có 15.303 F0 đang cách ly điều trị tại nhà, 2.119 ca đang điều trị tại các cơ sở y tế.
Đồng Tháp ghi nhận 788 người, trong đó có 266 ca cộng đồng. Trong ngày thêm 9 ca t.ử v.ong nâng số ca t.ử v.ong lên 445.
Bến Tre ghi nhận thêm 715 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có đến 711 ca cộng đồng; trong ngày thêm 2 ca t.ử v.ong, nâng số ca t.ử v.ong lên 127.
Vĩnh Long ghi nhận 599 ca mắc COVID-19, trong đó 361 F0 cộng đồng; trong ngày thêm 9 ca t.ử v.ong nâng số t.ử v.ong lên 224.
Bạc Liêu có thêm 507 ca mắc mới, 384 ca khỏi, 5 ca t.ử v.ong. Lũy kế đến nay tỉnh này có 24.058 ca nhiễm, trong đó có 17.828 ca bình phục, 203 ca t.ử v.ong.
Trà Vinh ghi nhận 485 ca mắc mới, trong đó 455 F0 cộng đồng. Tổng ca mắc cộng dồn 15.954 đã điều trị khỏi 6.867 ca; tổng số t.ử v.ong 98 ca.
T.iền Giang có 390 ca COVID-19, trong đó 52 ca cộng đồng, 338 ca trong khu cách ly. Trong ngày có 15 ca t.ử v.ong.
Sóc Trăng ghi nhận 333 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số F0 trong toàn tỉnh lên 28.373 ca. Đến nay, tỉnh này đã điều trị khỏi 22.283 ca; ca t.ử v.ong cộng dồn là 254.
An Giang ghi nhận 290 ca COVID-19, trong đó có 219 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 30.289 trường hợp, đã điều trị khỏi cho 25.158 ca, số trường hợp t.ử v.ong là 820 ca.
Kiên Giang phát hiện 275 ca COVID-19, trong đó 95 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 27.370, ca điều trị khỏi 24.120
Tiêm vét vaccine phòng COVID-19 tại nhà cho người cao t.uổi, người có bệnh nền, người di chuyển khó khăn, hoàn thành trong tháng 12/2021. Trong ảnh, tiêm vaccine phòng COVID-19 tại nhà cho người lớn t.uổi tại Quận Tân Phú – TTYT Quận Tân Phú Ảnh:HCDC
Bình Phước: 63/111 xã, phường trên địa bàn có nguy cơ dịch COVID-19 ở cấp độ 3 và 4
Theo số liệu thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước, những ngày qua, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh dao động từ 600 – 700 ca/ngày, giảm nhẹ so với tuần trước đó.
Trong khi đó, theo phân loại cấp độ dịch, đến chiều 21/12, trên địa bàn đã có 1 huyện tăng nguy cơ dịch từ cấp độ 3 lên cấp độ 4; có 8 huyện nguy cơ dịch ở cấp độ 3; có 63/111 xã trên địa bàn có nguy cơ dịch ở cấp độ 3 và 4.
Thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước cho biết, đến chiều 21/12, trên địa bàn tỉnh Bình Phước ghi nhận 21.872 ca mắc COVID-19, trong đó trên 9.300 ca đang điều trị; 57% số ca mắc COVID-19 thể nhẹ và không triệu chứng đang được điều trị tại nhà và trụ sở doanh nghiệp.
Hiện tỉnh Bình Phước có 99,3% dân số trên 18 t.uổi hoàn thành tiêm vaccine mũi 1 và 93,9% hoàn thành tiêm mũi 2. Trong khi đó, Sở Y tế Bình Phước cho biết, trên địa bàn hiện vẫn còn khoảng 5.000 người độ t.uổi trên 18 chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19.
2 trường hợp cần trì hoãn tiêm vaccine COVID-19
Người đang mắc bệnh cấp tính và phụ nữ mang thai dưới 13 tuần là hai trường hợp cần trì hoãn tiêm vaccine COVID-19, theo Bộ Y tế ngày 21/12.
Bộ Y tế ngày 21/12 vừa ban hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 dành cho người từ 18 t.uổi trở lên.
So với hướng dẫn mới ban hành hồi tháng 9, lần này Bộ Y tế chỉ quy định 2 đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng gồm người đang mắc bệnh cấp tính và phụ nữ mang thai dưới 13 tuần. Trước đây có thêm trường hợp “có t.iền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng”.
Tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai tại Quảng Ninh.
Tại hướng dẫn mới này, Bộ Y tế vẫn phân loại người tiêm thành 4 nhóm.
Nhóm 1: Người đủ điều kiện tiêm chủng, là người độ t.uổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần của vaccine.
Nhóm 2: Người cần thận trọng tiêm chủng, gồm:
Người phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng: Người có t.iền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền, bệnh mạn tính; người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người có t.iền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông m.áu; phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên; người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống.
Nhóm 3: Người trì hoãn tiêm chủng, gồm: Đang mắc bệnh cấp tính; Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.
Nhóm 4: Chống chỉ định, gồm: T.iền sử rõ ràng phản vệ với vaccine phòng COVID-19 cùng loại (lần trước); Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.
Sau khám sàng lọc, trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được chỉ định tiêm ngay, chỉ trì hoãn tiêm với trường hợp có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn. Trường hợp có t.iền sử phản vệ độ 3, với bất kỳ nguyên nhân gì, sẽ tiêm ở cơ sở y tế có đủ khả năng cấp cứu phản vệ.
Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa. Không tiêm cho những người có chống chỉ định tiêm chủng.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trước tiêm, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, cần đối chiếu với hướng dẫn sử dụng vaccine để chỉ định loại được phép sử dụng. Đến nay, trong các loại vaccine COVID-19 được Bộ Y tế phê duyệt, chỉ có vaccine Sputnik V là không được sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên cần được giải thích lợi ích/nguy cơ và ký cam kết nếu đồng ý tiêm và chuyển đến cơ sở có cấp cứu sản khoa để tiêm.
Theo Bộ Y tế, đến hết ngày 20/12, Việt Nam đã tiêm được hơn 140 triệu liều vaccine, trong đó, với nhóm dân số từ 18 t.uổi trở lên đã tiêm hơn 130 triệu liều (hơn 69,1 triệu mũi 1; gần 60 triệu mũi 2); 40.524 liều bổ sung và 241.237 liều nhắc lại.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine là 96,9% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều vaccine là 83,6% dân số từ 18 t.uổi trở lên. Với nhóm dân số từ 12-17 t.uổi, hơn 9,2 triệu liều đã được tiêm, trong đó có hơn 6,7 triệu liều mũi 1 và hơn 2,5 triệu liều mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều là 73,4% và tỷ lệ bao phủ đủ 2 liều là 28,1% dân số từ 12 -17 t.uổi.
Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống gồm:
Nhiệt độ oC và>37,5 oC.
Mạch: 100 lần/phút.
Huyết áp tối thiểu 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế).
Nhịp thở> 25 lần/phút.