Ngủ hơn 9 tiếng mỗi ngày trong thời gian dài có thể khiến bạn luôn thấy kiệt sức, dễ bị đau đầu, già đi nhanh chóng.
Chúng ta luôn mơ về một đêm ngon giấc và một buổi sáng không có tiếng chuông báo thức. Có vẻ như nhiều người cảm thấy cuộc sống sẽ ngay lập tức trở nên tốt hơn khi được ngủ nhiều như mong muốn.
Tuy nhiên, ngủ quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn:
Luôn cảm thấy kiệt sức
Ngủ nhiều sẽ không khiến bạn cảm thấy sảng khoái và tràn đầy năng lượng. Ngược lại, bạn sẽ mệt mỏi và không muốn làm bất cứ điều gì. Thời gian ngủ được khuyến nghị là từ 7-9 giờ đối với người lớn. Nếu bạn ngủ nhiều hơn vậy trong thời gian dài, dễ xuất hiện tình trạng sương mù não gây mất tập trung, kém minh mẫn…
Ảnh minh họa: Medicalnewstoday
Dễ bị đau đầu
Đây là dấu hiệu phổ biến của việc ngủ nhiều. Nếu ngủ ngáy, bạn có nhiều nguy cơ thức dậy với cơn đau đầu hơn. Một cuộc khảo sát cho thấy 60% người ngủ ngáy có xu hướng mắc chứng này.
Bệnh mạn tính trở nặng
Thường xuyên ngủ quá nhiều làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm và các tình trạng mạn tính khác như đau lưng. Ngoài ra, nếu bị chứng ngưng thở khi ngủ, bạn dễ nằm trên giường lâu hơn do chất lượng giấc ngủ kém. Kết quả là sức khỏe tim mạch có thể trở nên tồi tệ hơn.
Dễ cáu kỉnh
Thay vì cảm thấy hạnh phúc và tràn đầy năng lượng, bạn có nhiều khả năng thức dậy trong tình trạng cáu kỉnh và ủ rũ. Tỉnh giấc với cảm giác mệt mỏi và nhận ra không thể làm việc hiệu quả khiến tâm trạng của bạn bị ảnh hưởng, khiến bạn dễ cáu kỉnh và tức giận.
Lão hóa sớm
Ngủ nhiều không chỉ làm cho khuôn mặt của bạn già đi nhanh hơn mà còn ảnh hưởng cả trí não. Ngủ quá nhiều gây ra các vấn đề về trí nhớ và khả năng tập trung. Ngoài ra, còn làm chậm quá trình trao đổi chất và gây tăng cân.
Hậu quả của hội chứng ‘Covid-19 dai dẳng’
Tổ chức Y tế thế giới cho biết, khoảng 1/10 số bệnh nhân nhiễm virus corona vẫn mệt mỏi sau 12 tuần và một số người còn mất nhiều thời gian hơn mới hồi phục.
Teresa Dominguez, 55 t.uổi, đang đi mua sắm hàng tuần ở gần nhà tại Collado Villalba, phía bắc Madrid, Tây Ban Nha thì chợt nhận ra bà đang lang thang không mục đích, cảm thấy lạc lõng giữa các lối đi và không biết mình cần gì.
“Màn sương tinh thần” là những gì người phụ nữ này mô tả khi nói về tình trạng mất tập trung, mệt mỏi thường trực sau khi làm những việc hàng ngày đơn giản nhất đã xảy ra với bà trong năm qua, kể từ khi bị nhiễm Covid-19 vào tháng 3/2020 và sau đó phát triển thành một hội chứng được các bác sĩ gọi là hậu Covid-19 hay “Covid-19 dai dẳng”.
“Tôi cảm thấy mình giống như người mẹ đã 91 t.uổi của tôi”, Dominiguez, mẹ của 2 đứa con và là nhân viên xã hội chuyên về người khuyết tật nói. Bà đã nghỉ phép để chữa bệnh từ tháng 11/2020.
Nhiều người bị Hội chứng Hậu Covid-19. Ảnh: StatNews
Theo khảo sát gần đây của Hiệp hội Bác sĩ đa khoa và gia đình Tây Ban Nha, Covid-19 dai dẳng dường như ảnh hưởng đến sức khoẻ phụ nữ nhiều hơn. Giống như Dominiguez, những người mắc bệnh thường không thể làm những việc hàng ngày như đi mua sắm hay dọn dẹp. Với một số người, chỉ xem phim thôi cũng có thể khiến họ mệt mỏi.
Tổ chức Y tế thế giới cho biết, khoảng 1/10 số bệnh nhân nhiễm virus corona vẫn mệt mỏi sau 12 tuần và một số người còn mất nhiều thời gian hơn mới hồi phục. Hai nghiên cứu khác của Đại học Leicester (Anh) và Hiệp hội Các bệnh n.hiễm t.rùng mới nổi và hô hấp cấp tính quốc tế cho biết, phụ nữ độ t.uổi 40 và 50 có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề lâu dài sau khi nhiễm Covid-19.
Cuộc khủng hoảng khó nhận diện
Khi thế giới bước vào năm thứ hai của đại dịch Covid-19, hai cuộc khủng hoảng đang diễn ra, một có thể thấy rõ và một khó thấy hơn nhiều.
Theo báo The Economist, cuộc khủng hoảng khẩn cấp hơn và có thể nhìn thấy được xảy ra ở các nước nghèo như Ấn Độ, nơi số ca nhiễm tăng vọt đang đe doạ nhấn chìm nước này. Ấn Độ ghi nhận hơn 350.000 ca nhiễm một ngày. Nguồn cung oxy tại các bệnh viện thiếu hụt, trong khi các lò hoả táng đều quá tải.
Các triệu chứng mà những người bị “Covid-19 dai dẳng” phải hứng chịu gồm: khó thở, đau họng, mất vị giác, đau cơ, đau đầu…. Ảnh: BBC
Cuộc khủng hoảng còn lại khó thấy hơn. Đó là dịch Covid-19 dai dẳng và điều này đang xảy ra ở những quốc gia giàu có như Mỹ, Anh và Israel, các nước đã phổ biến tiêm chủng để thoát khỏi đại dịch. Hội chứng hậu Covid-19 là một tập hợp các triệu chứng ảnh hưởng tới bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, ít nhất là ba tháng sau khi khỏi Covid-19. Ba triệu chứng nổi bật là khó thở, mệt mỏi và “sương mù não”.
Tại Anh, cứ 5 người thì có 3 người từng bị Covid-19 dai dẳng cho biết, các hoạt động thông thường của họ phần nào bị hạn chế. Ngoài ra, cứ 5 người lại có 1 người cho hay các hoạt động của họ bị hạn chế rất nhiều, điều này thường có nghĩa là họ không thể làm ngay cả việc bán thời gian, ngồi bàn giấy.
Những con số trên thật ớn lạnh. Nửa triệu người ở Anh bị Covid-19 dai dẳng quá 6 tháng. Cơ hội phục hồi hoàn toàn rất mỏng manh. Đa sốtrong độ t.uổi lao động. Ở lần đếm cuối cùng, không tính đến làn sóng Covid-19 thứ hai, có 1,1% dân số Anh bị Covid-19 dai dẳng ít nhất 3 tháng, trong nhóm này gồm cả 1,5% những người trong độ t.uổi lao động. Khoảng 15% dân số Anh bị nhiễm bệnh thời điểm đó.
Áp dụng tỷ lệ này cho các trường hợp Covid-19 toàn cầu – ước tính khoảng 1,2 tỷ ca cho tới giờ, có thể thấy hơn 80 triệu người đã mắc Covid-19 dai dẳng từ lâu.
Các chuyên gia cho biết cần có phòng khám chuyên chữa trị cho các bệnh nhân bị Covid-19 dai dẳng. Ảnh: FT
Tổn thất do tình trạng này gây ra vẫn chưa được thống kê, nhưng sẽ rất lớn. Viện Nghiên cứu sức khoẻ quốc gia Anh phát hiện ra rằng trong 80% số người mắc bệnh, căn bệnh này ảnh hưởng tới khả năng làm việc. Hơn 1/3 số người nhiễm bệnh nói, nó ảnh hưởng tới tài chính của họ.
Như vậy, Covid-19 dai dẳng chưa có cách nào để chữa. Tới giờ, những gì các nhà khoa học biết về căn bệnh này chỉ ra rằng nó là sự kết hợp của tình trạng nhiễm virus dai dẳng, một rối loạn tự miễn dịch mãn tính và tổn thương kéo dài đối với một số mô do do lây nhiễm Covid-19 ban đầu gây ra.
Với hai nguyên nhân đầu, vào thời điểm nào đó sẽ có thể tìm được thuốc chữa trị. Riêng Mỹ đã đầu tư 1,15 tỷ USD cho nghiên cứu. Dù vậy, thời điểm này, những người mắc bệnh vẫn cần nhiều tháng phục hồi chức năng.Các hệ thống chăm sóc sức khoẻ và người sử dụng lao động phải chuẩn bị để hỗ trợ những người mắc Covid-19 dai dẳng, gồm cả những người không có bằng chứng về lây nhiễm trong quá khứ do họ không thể xét nghiệm.
Nhân viên y tế chăm sóc người mắc Covid-19. Ảnh: StatNews
Việc chăm sóc phục hồi kịp thời có thể ngăn chặn vòng xoáy đi xuống về sức khoẻ và tài chính cá nhân. Các phòng khám chuyên về Covid-19 dai dẳng sẽ đẩy nhanh mọi việc. Về phần mình, người sử dụng lao động phải cân nhắc làm thế nào để sắp xếp cho các lao động khuyết tật, vốn bùng phát một cách khó lường.
Các chính phủ có thể trợ giúp, với các biện pháp khuyến khích người mắc bệnh tiếp tục làm việc. Nếu các chính phủ bỏ lỡ cơ hội, hàng triệu lao động lao động trẻ và trung niên có thể phải rời bỏ lực lượng lao động vĩnh viễn.
Làm việc từ xa và theo thời gian linh hoạt sẽ tạo điều kiện cho người mắc Covid-19 dai dẳng làm việc dễ dàng hơn, ít nhất là bán thời gian. Nhiều người mắc Covid-19 dai dẳng có thể khoẻ lên, dù sẽ mất tới vài tháng.Trong giai đoạn cấp thiết của đại dịch, nhiều sai lầm đã xảy ra. Tuy nhiên, không có lý do gì để bào chữa cho việc không thể ứng phó với Covid-19 dai dẳng và giờ không còn thời gian để lãng phí.