Sáng 21/1, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, đơn vị này vừa thực hiện thành công kỹ thuật ghép thận bất tương hợp nhóm m.áu từ người vợ cho chồng.
Đây là trường hợp đầu tiên ghép thận không cùng nhóm m.áu tại Việt Nam.
Thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, trường hợp đặc biệt này là nam bệnh nhân Vi Văn B. (54 t.uổi, ngụ tại Bến Tre).
Cách đây 2 năm, ông B. cảm thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, thường xuyên mệt mỏi, huyết áp cao. Ngay sau đó, ông B. đi khám và được các bác sĩ chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn cuối. Trước đó, ông B. còn có bệnh sử năm 2006 nội soi niệu quản phải tại Bệnh viện Bình Dân. Các nỗ lực điều trị không mang lại kết quả, ông B. phải chạy thận nhân tạo.
Mỗi tuần, ông B. phải chạy thận 3 lần. Thời gian đầu ông B. chạy thận tại Khoa chạy thận nhân tạo, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM nhưng vì bệnh viện quá tải nên ông được bác sĩ chuyển về Bệnh viện Quận 12 chạy thận. Hành trình này vô cùng khó khăn cả về thể xác lẫn tinh thần.
Bà H. đã tình nguyện hiến một quả thận để giúp chồng thoát khỏi tình trạng suy thận mạn giai đoạn cuối. Ảnh: BVCC
“Nhà tôi ở Bến Tre nên 5h sáng đi khoảng 3 tiếng đồng hồ, chạy xong và về tới nhà là khoảng 5h chiều. Một năm như vậy sức khỏe giảm sút rất nhiều. Lúc tôi phát hiện bị thận cũng đã đăng ký ghép thận luôn, người anh ruột trong nhà tương thích có thể ghép được nhưng khi bác sĩ kiểm tra thì sức khỏe của anh tôi không đảm bảo để cho thận nên đành chờ một hy vọng khác” – ông B. cho hay.
Khoảng đầu tháng 12/2021, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy thông báo có thể ghép thận cho người khác nhóm m.áu. Qua nhiều quy trình sàng lọc, xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe của vợ ông B là bà Trần Thị H. (51 t.uổi, ngụ ở tỉnh Bến Tre) hoàn toàn phù hợp với cuộc ghép thận khác nhóm m.áu lịch sử này.
“Khi vợ chồng tôi được bác sĩ thông báo có thể ghép thận tôi cho chồng dù khác nhóm m.áu, chúng tôi vừa mừng vừa lo. Lo lắng vì mình là ca đầu tiên thực hiện, mừng vì nếu thành công chồng tôi có thể khỏe mạnh, sống lâu với gia đình, vợ con, không cần phải lủi thủi đi chạy thận sức khỏe mệt mỏi thương lắm” – bà Trần Thị H. tâm sự.
Ngày 29/12/2021, vợ chồng bệnh nhân B. đã được thực hiện cuộc mổ lấy và ghép thận. Cuộc phẫu thuật diễn ra thuận lợi, thận đã có nước tiểu tốt ngay tại bàn mổ, thận ghép tưới m.áu tốt, chức năng thận hồi phục nhanh. Sau ngày thứ 2 chức năng thận trở về bình thường.
Hiện bệnh nhân B. đã được xuất viện. Ngày 21/12 trở lại tái khám, sức khỏe của cả hai vợ chồng ông B. và bà H. đều bình phục rất tốt. Người chồng sau khi được ghép thận đã ăn uống đi lại bình thường, tự sinh hoạt.
TS.BS Nguyễn Tri Thức lì xì chúc mừng hai vợ chồng bệnh nhân B. Ảnh: BVCC
“Tôi rất tin tưởng đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy. Trong quá trình mổ tôi cũng rất yên tâm. Tôi rất cảm ơn các y bác sĩ đã hết lòng giúp đỡ vợ chồng tôi, như tái tạo cuộc sống lần thứ hai cho vợ chồng và gia đình mình”, ông B. xúc động nói.
TS.BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay: “Đây là trường hợp ghép thận bất tương hợp nhóm m.áu được thực hiện thành công lần đầu tiên tại Việt Nam. Và đây cũng là đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Bệnh viện Chợ Rẫy đăng ký với Bộ Y tế. Việc thành công của ca ghép thận này mở ra một hy vọng rất lớn cho các bệnh nhân có bệnh lý suy thận mạn có chỉ định ghép thận”.
Chạy thận nhân tạo giúp duy trì sự sống cho bệnh nhân
Nếu phải chạy thận nhân tạo, người bệnh suy thận mạn có thể phải phụ thuộc vào phương pháp này suốt đời hoặc tới khi được ghép thận.
Kỹ thuật chạy thận nhân tạo
Chạy thận nhân tạo là phương pháp lọc m.áu bên ngoài cơ thể bằng một loại máy nhằm điều trị bệnh suy thận giai đoạn cuối hoặc suy thận cấp (thường do ngộ độc) khi thận đã mất gần hết hoặc mất hoàn toàn chức năng.
Khi bắt đầu điều trị bằng phương pháp chạy thận nhân tạo, nhân viên y tế sẽ đặt hai cây kim vào cánh tay của người bệnh. Mỗi kim được gắn vào một ống mềm nối với máy lọc m.áu. Máy lọc m.áu sẽ bơm m.áu qua bộ lọc và đưa m.áu trở lại cơ thể người bệnh. Trong quá trình này, máy lọc m.áu sẽ kiểm tra huyết áp, mức độ nhanh của m.áu c.hảy qua bộ lọc cũng như lượng chất lỏng được loại bỏ khỏi cơ thể.
Bệnh nhân được truyền m.áu. Ảnh: Shutterstock
Theo số liệu thống kê của Hội thận học thế giới ước tính, có khoảng 3 triệu người bệnh đang phải duy trì sự sống nhờ phương pháp lọc m.áu (bao gồm chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng) và ghép thận. Riêng tại Việt Nam, ước tính số người suy thận giai đoạn cuối cần phải chạy thận nhân tạo khoảng 800.000 người, chiếm tỷ lệ 0,1% dân số.
BS.CKII Tạ Phương Dung cho biết, tỷ lệ bệnh nhân suy thận phải can thiệp bằng phương pháp lọc m.áu ở nước ta tương đối cao. Điều này chủ yếu là do phát hiện bệnh muộn hoặc/và điều trị bệnh chưa đúng cách dẫn đến suy thận nặng, làm mất chức năng thận. Chạy thận nhân tạo không thể giúp chữa khỏi bệnh thận mà chỉ giúp thực hiện một phần chức năng của thận là lọc m.áu để duy trì sự sống cho người bệnh. Tuy nhiên, tiên lượng sự sống ở các người bệnh này thường không quá 10 năm.
BS.CKII Tạ Phương Dung chia sẻ thêm, chạy thận nhân tạo cũng gây tốn kém, mệt mỏi cho cả bản thân và gia đình người bệnh. Ttần suất chạy thận trung bình 3 lần/tuần và mức chi phí khoảng 100-150 triệu đồng mỗi năm là gánh nặng cho gia đình. Bệnh nhận nên được khám chữa đúng cách tại bệnh viện theo phác đồ của bác sĩ. Tự ý điều trị tại nhà bằng những phương pháp chưa được kiểm chứng có nguy cơ gây suy thận nặng, dẫn đến phải chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng hoặc ghép thận.
Chạy thận nhân tạo cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như như tắc mạch m.áu, hạ huyết áp, mất m.áu…, nhất là người chạy thận do đái tháo đường.
Các máy móc để điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh thận. Ảnh: Shutterstock
Khi nào cần chạy thận nhân tạo?
Thông thường, chạy thận nhân tạo được chỉ định cho người suy thận giai đoạn cuối khi mức lọc cầu thận đã giảm xuống rất thấp (
BS.CKII Tạ Phương Dung cho hay, chạy thận nhân tạo có thể giúp cơ thể kiểm soát huyết áp, đồng thời duy trì sự cân bằng thích hợp của chất lỏng và các khoáng chất khác nhau như kali, natri trong cơ thể. Thông thường, quá trình chạy thận nhân tạo nên được bắt đầu tốt nhất là trước khi thận ngừng hoạt động, gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng.
BS.CKII Tạ Phương Dung khuyên, người bệnh chạy thận nhân tạo nên chú ý tới bảo vệ cổng tiếp xúc trên cánh tay của mình. Ngoài việc kiểm tra đường vào mỗi ngày, bệnh nhân cũng nên chú ý tới các vấn đề sau:
– Kiểm tra lưu lượng m.áu: thực hiện nhiều lần mỗi ngày bằng cách cảm nhận sự rung động (giống như chúng ta sờ vào cạnh tủ lạnh). Nếu bạn không cảm thấy điều này hoặc nếu có sự thay đổi cần gọi ngay cho bác sĩ..
– Không mặc quần áo bó sát hoặc đeo trang sức trên cánh tay tiếp cận.
– Không mang bất cứ vật gì nặng hoặc làm bất cứ điều gì gây áp lực cho việc ra vào của m.áu.
– Không được nằm gối đầu lên cánh tay tiếp cận.
– Không để bất kỳ ai lấy m.áu từ cánh tay tiếp cận.
– Chỉ ấn nhẹ vào chỗ tiếp cận sau khi rút kim ra bởi vì quá nhiều áp lực sẽ làm ngừng dòng chảy của m.áu qua đường vào.
– Nếu bạn bị c.hảy m.áu đột ngột sau khi lọc m.áu, có thể dùng khăn sạch hoặc băng gạc ấn nhẹ lên vị trí kim tiêm. Nếu m.áu không ngừng chảy trong 30 phút nên gọi ngay cho bác sĩ.
– Nếu bị n.hiễm t.rùng m.áu, bạn có thể dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
– Nếu có cục m.áu đông trong ống thông, bạn phải đến bệnh viện để điều trị.
– Nhân viên y tế sẽ không dùng mạch m.áu có lỗ rò này cho bất cứ việc gì ngoài lấy m.áu để chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên, nếu bạn tới cơ sở y tế nào không phải là khoa/đơn vị lọc m.áu, có thể họ không biết và lấy m.áu hay tiêm chích ngay vùng mạch m.áu đó, bạn phải nhắc họ.
Trong quá trình chạy thận nhân tạo có thể xảy ra các biến chứng như ngất xỉu, mất m.áu, chóng mặt, n.hiễm t.rùng m.áu, đông m.áu… gây nguy hiểm đến tính mạng nên bác sĩ không khuyến khích người bệnh tự chạy thận nhân tạo tại nhà. Kỹ thuật này cần làm tại các trung tâm y tế hiện đại và đầy đủ trang thiết bị.