Người từ nơi khác về Thừa Thiên Huế có phải cách ly?

Chiều 7/1, PGS.TS Trần Kiêm Hảo – Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh vừa có văn bản về việc điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, người đến/trở về từ các địa phương ngoại tỉnh cấp độ 3 (vùng cam) và cấp độ 4 (vùng đỏ):

Đối với người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 : Cách ly tại nhà nơi lưu trú tối thiểu 14 ngày kể từ ngày về đến địa phương. Xét nghiệm 3 lần vào các ngày thứ 1, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ ngày về đến địa phương bằng test nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR.

Đối với người tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19: Cách ly tại nhà/nơi lưu trú tối thiểu 7 ngày kể từ ngày về đến địa phương. Xét nghiệm 2 lần vào các ngày thứ 1 và ngày thứ 7 kể từ ngày về đến địa phương bằng test nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR. Sau đó, tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ đủ 14 ngày kể từ ngày về đến địa phương.

Đối với người đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc người được công bố khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng: Tự theo dõi sức khỏe tối thiểu 7 ngày kể từ ngày về đến địa phương. Xét nghiệm 2 lần vào các ngày thứ 1 và ngày thứ 7 kể từ ngày về đến địa phương bằng test nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR.

nguoi tu noi khac ve thua thien hue co phai cach ly e8c 6255785

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tets nhanh.

Trong khi đó, với người đến/trở về từ các địa phương ngoại tỉnh cấp độ 2 (vùng vàng):

Đối với người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19: Cách ly tại nhà nơi lưu trú tối thiểu 7 ngày kể từ ngày về đến địa phương. Xét nghiệm 2 lần vào các ngày thứ 1 và ngày thứ 7 kể từ ngày về đến địa phương bằng test nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR. Sau đó, tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ đủ 14 ngày kể từ ngày về đến địa phương.

Đối với người đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc người được công bố khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng: Tự theo dõi sức khoẻ tại nhà/nơi lưu trú tối thiểu 7 ngày kể từ ngày về đến địa phương. Xét nghiệm, hướng dẫn công dân tự thực hiện test nhanh kháng nguyên sau 48-72 giờ kể từ ngày về đến địa phương và báo kết quả xét nghiệm cho cơ quan y tế địa phương.

Người đến/trở về từ các địa phương ngoại tỉnh cấp độ 1 (vùng xanh): Tự theo dõi sức khoẻ tại nhà/nơi lưu trú tối thiểu 7 ngày kể từ ngày về đến địa phương. Xét nghiệm, khuyến cáo công dân tự thực hiện test nhanh kháng nguyên sau 48-72 giờ kể từ ngày về đến địa phương.

Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thừa Thiên Huế, đến nay toàn tỉnh có 15.150 ca F0, trong đó điều trị khỏi 9.734 ca. Có 68 ca t.ử v.ong với 95,6% là già yếu, lão suy, mắc bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, suy tim mạn, suy thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn, ung thư giai đoạn cuối.

Dùng thuốc gì khi bị phản ứng stress cấp với đại dịch COVID-19?

Đại dịch COVID – 19 đã khiến nhiều người bị phản ứng stress cấp. Phản ứng này thường rơi vào các hoàn cảnh như: Sợ bệnh nặng, đe dọa tính mạng, không thể cứu chữa; sợ bị lây bệnh, bị cách ly dài ngày; sợ mất việc làm, mất thu nhập, cuộc sống bấp bênh…

Vậy dùng thuốc gì để ứng phó với tình trạng này?

Các biểu hiện của phản ứng stress cấp

Phản ứng stress cấp là các rối loạn tâm thần xảy ra sau khi có một chấn thương tâm lý cực mạnh. Các chấn thương này có thể là một tai nạn khủng khiếp (tai nạn giao thông, cháy nhà), một tội ác khủng khiếp (g.iết n.gười), nạn nhân của các vụ h.ành h.ung, bị bắt cóc, bị t.ra t.ấn hay lo lắng về dịch bệnh (dịch bệnh COVID-19)…

Bệnh nhân bị rối loạn stress cấp thường có các biểu hiện sau: Ban ngày, bệnh nhân có các hồi tưởng về những gì đã trải qua gây stress, đó là việc nhớ lại một cách không mong muốn các khía cạnh khủng khiếp của stress đã diễn ra với họ. Ban đêm, khi ngủ, bệnh nhân có các giấc mơ tái hiện nội dung đau buồn của stress. Có các phản ứng phân ly, bệnh nhân có các hành động như thể stress đang tái diễn với họ vậy. Họ mất các cảm xúc tích cực như vui, hạnh phúc, sự hài lòng…

Các triệu chứng này phải kéo dài ít nhất 3 ngày, nhưng không quá 1 tháng (nghĩa là sẽ tự hết).

dung thuoc gi khi bi phan ung stress cap voi dai dich covid 19 120 5826472

COVID-19 khiến nhiều người có phản ứng stress cấp.

Các thuốc thường dùng khi bị phản ứng stress cấp

Để điều trị phản ứng stress cấp, người ta sử dụng các thuốc bình thần nhóm benzodiazepin. Cụ thể là các thuốc sau:

Diazepam (seduxen) là thuốc bình thần phổ biến và có hiệu quả tốt để cắt tình trạng lo lắng, sợ hãi, hành vi khóc lóc, hành vi phân ly cũng như các mảng hồi tưởng và ác mộng.

Với bệnh nhân đang la hét, khóc lóc, đòi c.hết… có thể dùng dạng thuốc tiêm. Sau khi bệnh nhân đã bình tĩnh trở lại, có thể cho dùng dạng uống vào buổi tối. Liều lượng và thời gian dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Bromazepam (lexomil) là thuốc bình thần mạnh hơn diazepam. Thuốc có tác dụng làm giảm rất nhanh các triệu chứng lo lắng, hoảng hốt, gào thét, khóc lóc của bệnh nhân. Thuốc có thể tạo ra giấc ngủ rất giống với giấc ngủ tự nhiên, vì vậy bệnh nhân không bị mệt và nặng đầu vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, thuốc không có dạng tiêm nên sẽ hạn chế tác dụng trong trường hợp cần ép buộc bệnh nhân dùng thuốc. Liều sử dụng của thuốc này rất nhỏ và không cần dùng quá 3-5 ngày.

Tranxen là thuốc bình thần có tác dụng tốt và ít tác dụng phụ. Bệnh nhân sẽ nhanh chóng giảm các triệu chứng lo lắng, run, cứng cơ, bồn chồn cũng như các triệu chứng hoảng hốt, tự kết tội, khóc lóc, gào thét, ác mộng và mảng hồi tưởng. Thuốc này cũng chỉ có dạng uống, nên bị hạn chế hiệu quả trong trường hợp cần điều trị bắt buộc cho bệnh nhân. Thuốc dùng không quá 5 ngày.

Clonazepam (rivotril) là thuốc bình thần mạnh nhất trong số bốn thuốc này. Thuốc có tác dụng rất nhanh sau khi uống (chỉ sau vài chục phút), dung nạp tốt và rất ít tác dụng phụ. Bệnh nhân uống thuốc này sẽ nhanh chóng hết được các triệu chứng rối loạn cảm xúc, ngôn ngữ và hành vi do stress gây ra. Thuốc cũng làm hết các triệu chứng mảng hồi tưởng và ác mộng. Bệnh nhân hầu như không có tác dụng phụ gì trong liều điều trị. Do có tác dụng giãn cơ và chống co giật nên bệnh nhân sẽ nhanh chóng hết tình trạng căng cứng cơ, đau mỏi cơ, khớp. Cũng như các benzodiazepam khác, không nên dùng thuốc quá 5 ngày.

Ngoài các biện pháp dùng thuốc điều trị, chúng ta có thể tập thư giãn để đối phó với các căng thẳng tâm lý mức độ nhẹ và vừa. Có thể tập các bài tập thở đơn giản cũng có hiệu quả tốt chống lo âu. Ngồi tại chỗ, khoanh chân lại, bàn tay để ở hai đầu gối, hít sâu và thở chậm bằng cơ hoành trong vài phút. Các biện pháp tập thể dục, tắm nước nóng, đi bộ buổi sáng… có thể giúp giảm căng thẳng phần nào. Mặt khác, cần hạn chế chơi game trên máy tính vì chơi game khiến căng thẳng và lo âu hơn.

Lưu ý, thuốc có thể gây nhiều bất lợi như giảm trí nhớ (khi dùng thuốc kéo dài), nghiện thuốc (phụ thuộc vào thuốc)… Vì vậy, tất cả các thuốc trên đều phải dùng theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không tự ý mua thuốc về dùng, để tránh việc lạm dụng thuốc gây nguy hiểm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *