266 học sinh F0 liên quan đến giáo viên nước ngoài ở Bắc Giang đã ổn định sức khoẻ

Ngày 7/1, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bắc Giang cho biết, hiện 266 ca F0 là học sinh các trường học trên địa bàn thành phố Bắc Giang đều có tâm lý tốt, sức khỏe ổn định.

Trước đó, vào cuối tháng 12/2021, tại trường Tiểu học Ngô Sĩ Liên, thành phố Bắc Giang liên tiếp ghi nhận nhiều học sinh có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Ổ dịch tiếp tục lây lan sang các trường học khác trên địa bàn TP Bắc Giang với tổng số 266 học sinh F0 và hàng nghìn trường hợp F1.

Qua truy vết, nguồn lây ban đầu được xác định liên quan đến thầy giáo dạy tiếng Anh tại trường Tiểu học Ngô Sĩ Liên, trong thời gian gần đây có đi đến tỉnh Bắc Ninh.

266 hoc sinh f0 lien quan den giao vien nuoc ngoai o bac giang da on dinh suc khoe 74a 6255768

Đại diện Phòng GD&ĐT thành phố Bắc Giang thông tin, ngay sau khi nhận được thông tin về ổ dịch trong trường học, Phòng chỉ đạo các trường cho học sinh tạm dừng đến trường đồng thời lập danh sách theo dõi học sinh F0 theo đối tượng điều trị tại nhà và tại các cơ sở y tế.

Phòng GD&ĐT cũng cắt cử cán bộ tình nguyện và phối hợp với bệnh viện lên phương án động viên học sinh trong ăn uống- sinh hoạt, hiện sức khỏe học sinh đã ổn định với tâm lý tốt.

Đặc biệt, Phòng GD&ĐT TP. Bắc Giang đã phát động các em học sinh có nhiều tình cảm, giỏi Ngữ Văn viết thư thăm hỏi các bạn F0 đang điều trị, cách ly. Phòng giao cho nhóm giáo viên Ngữ Văn chấm những lá thư, bài viết thăm hỏi, động viên các em học F0. Qua đó, dùng điểm chấm lá thư thay như điểm kiểm tra 1 tiết.

“Cuộc phát động giúp kiến thức các em học trong nhà trường được gắn với thực tiễn và phát huy tác dụng được quan tâm chia sẻ. Qua đó, học sinh F0 bớt cô đơn sẽ tích cực hơn trong phòng, chống dịch. Khi các em viết thư thăm hỏi cũng là tình cảm, giáo dục đạo đức, lối sống…”, đại diện Phòng GD&ĐT TP. Bắc Giang bày tỏ.

Lập Đội tình nguyện hỗ trợ điều trị bệnh nhân COVID-19 tại nhà

Để giảm tải cho các cơ sở y tế, ngành y tế Bắc Giang triển khai thí điểm điều trị F0 không triệu chứng tại nhà, hướng đến triển khai diện rộng trên toàn tỉnh. Sở Y tế cũng đề nghị UBND các huyện, thành phố thành lập các Đội tình nguyện hỗ trợ điều trị bệnh nhân COVID-19 tại nhà.

Đội tình nguyện hỗ trợ cách ly, điều trị bệnh nhân COVID-19 tại nhà gồm: Nhân viên y tế các cơ sở y tế tư nhân; các y, bác sỹ đã nghỉ hưu; đoàn viên thanh niên, hội viên các tổ chức hội, đoàn thể tại địa phương…

Mỗi Đội tình nguyện có 01 số điện thoại đảm bảo liên lạc được 24/24h để tiếp nhận thông tin, hỗ trợ F0 điều trị tại nhà. Quy định cơ chế điều hành để các Đội tình nguyện có thể hỗ trợ các địa phương khác khi cần thiết.

Bệnh nhân COVID-19 cần lưu ý về dinh dưỡng như thế nào?

Theo ThS.BS Nguyễn Trung Huy, Khoa dinh dưỡng BV Trung ương Huế, bệnh nhân COVID-19 nặng nếu không có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ bị suy kiệt cơ thể.

Là thành viên đoàn y bác sĩ BV Trung ương Huế đã có mặt chi viện cho Bắc Giang trong hơn 1 tuần qua, ThS.BS Nguyễn Trung Huy, Khoa dinh dưỡng, đảm nhận nhiệm vụ chăm lo chế độ dinh dưỡng ăn uống cho tất cả bệnh nhân COVID-19, chế độ bệnh lý và đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo ThS.BS Nguyễn Trung Huy, với các bệnh nhân COVID-19, nhiều nhóm giải pháp được thực hiện để giúp điều trị bệnh nhân trong đó dinh dưỡng là biện pháp quan trọng giúp cho người bệnh phục hồi, nâng cao thể trạng. Trong đó, phi công người Anh – BN91 trước đây là điển hình trong kết hợp nhiều biện pháp từ nội khoa, hồi sức tích cực, nhiều chuyên khoa cùng phối hợp, trong đó dinh dưỡng đã đồng hành trong quá trình hồi phục của bệnh nhân này.

benh nhan covid 19 can luu y ve dinh duong nhu the nao bf2 5809985

ThS.BS Nguyễn Trung Huy, Khoa dinh dưỡng, BV Trung ương Huế.

“Thực tế, nếu bệnh nhân nặng chỉ điều trị bằng thuốc, không kết hợp tăng cường dinh dưỡng sẽ dễ dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng, suy kiệt, chậm phục hồi và kéo dài thời gian nằm viện. Do đó, các bệnh viện phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng lâm sàng giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi của người bệnh. Với BN91, do đặc thù của bệnh nhân này liên quan đến phổi nên chế độ khác với các bệnh khác. Chúng tôi luôn tính toán cẩn thận kcal/kg cân nặng bệnh nhân để tính năng lượng cần thiết. Từ đó cung cấp thực phẩm giàu năng lượng, đặc biệt là giàu đạm, các loại khoáng chất, vitamin…”, ThS.BS Nguyễn Trung Huy chia sẻ cụ thể.

Với các bệnh nhân COVID-19 nặng phải thở máy, lọc m.áu thì ăn uống thông qua sonde – ống thông dạ dày, các y bác sĩ chủ yếu chế biến súp theo chế độ riêng với từng ca bệnh để đảm bảo năng lượng, đảm bảo các yếu tố phục vụ dinh dưỡng. Những Bác sĩ dinh dưỡng không cần trực tiếp giúp bệnh nhân ăn mà chỉ định hướng vòng ngoài, còn vòng trong sẽ do các điều dưỡng phụ trách giúp bệnh nhân ăn đủ dinh dưỡng. Các điều dưỡng cũng phải đảm bảo quy trình vận chuyển thức ăn tại các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19, đặc biệt là khu vực các ca bệnh nặng.

ThS.BS Nguyễn Trung Huy cũng cho biết, cái khó của bộ phận dinh dưỡng là vấn đề nhân lực khi Khoa dinh dưỡng của Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang hầu như không có: “Chúng tôi đã chia sẻ tất cả những kiến thức, quy trình nấu súp, nấu cháo, vận chuyển thức ăn… lại cho đội ngũ tại chỗ để trong thời gian tới họ có thể chủ động, sẵn sàng tiếp nhận chăm sóc bệnh nhân khi tất cả đội chi viện rút đi”.

Tính đến tối 7/6, Trung tâm hồi sức tích cực 101 giường đặt tại BV Tâm thần tỉnh Bắc Giang đã tiếp nhận 18 bệnh nhân, trong đó, 2 bệnh nhân đặc biệt đang thở máy, được lên chế độ dinh dưỡng súp phù hợp và 16 ca còn lại đang được ăn cháo đủ dinh dưỡng./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *