Những cơn ho kéo dài có thể cảnh báo ung thư phổi

Ho là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân ung thư phổi, nhưng cũng dễ bị bỏ qua vì người bệnh cho rằng đó là biểu hiện của bệnh lý thông thường.

Bác sĩ Bệnh viện K cho biết, ho là triệu chứng thường gặp, nhưng cũng dễ bị bỏ qua trong ung thư phổi.

Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, ho biểu hiện ở 50-70% các trường hợp ung thư phổi. Hầu hết người bệnh không được điều trị khỏi bằng các biện pháp điều trị thông thường, kéo dài ngày mới đi khám ung bướu.

Ho kéo dài có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác vùng hầu họng. Bạn cũng có thể ho hàng tuần nếu không may mắc cúm, cảm lạnh. Vì thế, đây là một triệu chứng rất không đặc hiệu và hay bị bỏ qua.

nhung con ho keo dai co the canh bao ung thu phoi 0d3 6226083

Nhưng hãy chú ý, nếu bạn bị ho kéo dài trong vòng vài tuần thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn nên đến bác sĩ. Nhất là khi ho đi kèm với khàn tiếng, khạc đờm nhuốm ít m.áu, tuyệt đối không được chủ quan, cần tới bệnh viện sớm nhất.

Ung thư phổi diễn biến rất âm thầm, chỉ có triệu chứng ở giai đoạn muộn. Chụp X-quang thông thường không thể phát hiện sớm tổn thương và đến nay cũng chưa có phương pháp nào phát hiện được sớm bệnh thực sự có hiệu quả.

Tuy nhiên, hãy để ý những dấu hiệu của cơ thể. Ngoài dấu hiệu ho kéo dài, cần lưu ý các dấu hiệu ung thư phổi sau:

Sụt cân

Nếu bạn sụt cân nhanh mà không thực hiện bất cứ chế độ tập luyện, ăn kiêng giảm cân nào, hãy chú ý. Bởi bệnh nhân ung thư phổi đặc biệt giảm cân rất nhanh. Có bệnh nhân giảm đến 10kg trong 3 tháng.

Đau ngực

Là triệu chứng có thể xảy ra ở giai đoạn rất sớm hoặc cũng có thể khi khối u đã di căn đến thành ngực. Đau ngực do ung thư phổi có thể tăng lên khi bạn ho, cười hay hít thở sâu. Vì đau ngực cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng khác, nên hãy nói với bác sỹ của bạn để được kiểm tra.

Khó thở, khàn tiếng

Nếu bạn nhận thấy giọng nói hay nhịp thở của mình thay đổi, hãy đề phòng. Nhận ra những triệu chứng nhỏ này có thể giúp bạn phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn đầu của bệnh. Các vấn đề về hô hấp như thở khò khè cũng rất quan trọng và không nên bỏ qua.

Nhìn chung, bệnh ung thư phổi xuất hiện rất ít dấu hiệu sớm, vì vậy mà phần lớn người bệnh được chẩn đoán khi bệnh đã tiến triển và di căn nhiều nơi trong cơ thể. Những người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao được khuyến khích chụp cắt lớp vi tính lồng ngực liều thấp để sàng lọc ung thư.

Có nhiều tác nhân làm tăng nguy cơ ung thư phổi, tuy nhiên khoảng 90% bệnh nhân là do hút t.huốc l.á hoặc tiếp xúc với khói thuốc (hút t.huốc l.á bị động) trong thời gian dài. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 10 lần người không hút thuốc. Nếu hút 20 điếu thuốc lá/ngày, nguy cơ mắc ung thư phổi gấp 26 lần người không hút.

Trong các nguyên nhân này, tác nhân thuốc là nguy hiểm nhất. Đặc biệt với ung thư tế bào nhỏ do t.huốc l.á rất nguy hiểm, tỷ lệ t.ử v.ong rất cao, chỉ khoảng 6% sống được 5 năm, do bệnh thường phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn, cơ hội sống sót thấp.

70% người mắc bệnh ung thư này phát hiện ở giai đoạn muộn

Phát hiện sớm ung thư phổi là mấu chốt giúp cho việc điều trị đạt được kết quả tốt hơn.

Những phương pháp điều trị hiện đại có thể giúp bệnh nhân sống lâu hơn 5 năm, ngay cả khi bệnh ở giai đoạn 3.

70% bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện giai đoạn muộn

Theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu Globocan năm 2020, tình hình mắc và t.ử v.ong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng. Tại Việt Nam, ước tính có hơn 182.000 ca mắc mới và gần 123.000 ca t.ử v.ong do ung thư. Riêng ung thư phổi, số ca mắc mới ở cả 2 giới là hơn 34.000 người. 70% các bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn muộn.

70 nguoi mac benh ung thu nay phat hien o giai doan muon 9b6 6213481

Thông tin đáng chú ý trên được các chuyên gia chia sẻ tại Hội nghị khoa học bệnh phổi toàn quốc lần thứ 8, được tổ chức tại Hà Nội cách đây không lâu.

Hội nghị khoa học bệnh phổi toàn quốc lần thứ 8 là một hội nghị lớn trong chuyên ngành hô hấp của Việt Nam. Hội nghị đã hội tụ rất nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế, với hơn 200 bài báo cáo với hàm lượng chất xám rất cao. Ung thư phổi là một trong những vấn đề trọng điểm được thảo luận tại hội nghị lần này.

Theo TS.BS Vũ Văn Thành, Trưởng khoa Bệnh phổi mãn tính, Bệnh viện Phổi Trung ương, phổi là cửa ngõ của cơ thể, phổi yếu sẽ kéo theo nguy cơ của các bệnh toàn thân khác. Do đó, có 2 cơ quan là phổi và tim là rất quan trọng. Chúng ta có thể nhịn ăn nhịn uống một vài ngày nhưng không ai có thể nhịn thở một vài phút, tim ngừng đ.ập một vài giây.

Ung thư phổi là căn bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới và có tỷ lệ t.ử v.ong đứng hàng đầu. Tuy nhiên, ung thư phổi giai đoạn đầu lại không có triệu chứng rõ ràng, điều này đã dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng là phần lớn bệnh nhân khi đến khám đều đã ở giai đoạn muộn, quá trình điều trị kéo dài và hiệu quả không cao.

Đa số người bệnh khi nhận được kết quả mình phải đối diện với ung thư phổi đều suy sụp tinh thần, chán nản. Chính những suy nghĩ này lại càng khiến sức khỏe của họ suy giảm một cách nhanh chóng. Họ rất cần sự động viên, ủng hộ của người nhà cho cả tinh thần, lẫn kinh tế để được tiếp cận với phương án điều trị tốt nhất.

Phương pháp điều trị hiệu quả ung thư phổi

Theo BSCKII Nguyễn Đức Hạnh, Phó Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Phổi Trung ương, chúng ta chưa có một biện pháp nào hiệu quả và đơn giản để tầm soát và phát hiện sớm ung thư phổi.

“Điều quan trọng là bác sĩ hô hấp ở tuyến cơ sở luôn cần có suy nghĩ rằng, những tổn thương trên phổi đều có thể là tổn thương ung thư. Những tổn thương rất rõ ràng, đặc biệt là khối mờ trên X-quang phổi thì rất dễ để nhận diện. Tuy nhiên, vấn đề là trong phổi có nhiều hình thái tổn thương không đặc hiệu, tổn thương dạng mờ, dạng đám, dạng viêm nên rất dễ nhầm sang viêm phổi, lao phổi hoặc các bệnh lý khác ở phổi”, BS Hạnh cho hay.

Phát hiện sớm ung thư phổi là mấu chốt giúp cho việc điều trị đạt được kết quả tốt hơn. Những phương pháp điều trị hiện đại có thể giúp bệnh nhân sống lâu hơn 5 năm, ngay cả khi bệnh ở giai đoạn 3.

Theo BS Hạnh, khi người bệnh được xác định ung thư phổi thì điều đầu tiên các bác sĩ phải xác định là bệnh đang ở giai đoạn nào. Mỗi một giai đoạn ung thư phổi lại có một biện pháp điều trị khác nhau. Phẫu thuật là phương pháp cho giai đoạn sớm. Giai đoạn 3b, 3c của ung thư phổi thì bệnh nhân phải hóa xạ trị đồng thời. Khi bệnh đã ở giai đoạn 4, bệnh nhân phải điều trị toàn thân, trong đó có phương pháp điều trị đích rất hiệu quả.

Cũng theo chuyên gia này, hiện nay đã có nhiều phương pháp tiên tiến giúp cải thiện hiệu quả điều trị ung thư phổi, đặc biệt với giai đoạn muộn.

Ví dụ như hiện nay, đã có nhiều phương pháp mới trong điều trị ung thư phổi giai đoạn 3 không mổ được như: điều trị đích, điều trị miễn dịch… Bệnh nhân có nhiều cơ hội để tiếp cận với các phác đồ ưu việt hơn, giúp kéo dài rõ rệt thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *