Omicron gây bệnh như thế nào ở người lớn đã tiêm chủng?

Một bác sĩ cấp cứu ở thành phố New York cho biết biến thể Omicron có vẻ ít nghiêm trọng hơn các biến thể khác, tuy nhiên mức độ nặng còn tùy thuộc vào tình trạng tiêm chủng của mỗi người.

omicron gay benh nhu the nao o nguoi lon da tiem chung 3c5 6253184

Craig Spencer, một bác sĩ ở Manhattan, nổi tiếng trên mạng xã hội trong giai đoạn đầu của đại dịch khi ghi lại sự lây lan của virus, đã viết trên Twitter: “Các bệnh nhân bị Covid-19 mà tôi gặp đã được tiêm mũi vaccine “tăng cường” thứ 3 đều có các triệu chứng nhẹ. Mức độ nhẹ được nói đến ở đây chủ yếu là đau họng. Đau họng rất nhiều. Ngoài ra còn có mệt mỏi và đau cơ ở mức độ nào đó. Nhưng không ai bị khó thở. Tất cả đều hơi khó chịu, nhưng ổn”.

Bác sĩ cũng viết thêm: “Gần đây tôi đã gặp nhiều trường hợp Covid trong phòng cấp cứu. Với rất nhiều người bị nhiễm trong thời gian này, một số người có thể tự hỏi liệu tiêm vaccine có ích gì? Và thực sự liều tăng cường có giá trị gì không nếu tôi đã tiêm hai liều Pfizer/ Moderna hoặc một liều J&J”?

Tuy nhiên, BS Spencer nói thêm rằng nhận thấy mối quan hệ “có vẻ tuyến tính” giữa mức độ nặng của các triệu chứng Covid và số mũi tiêm của bệnh nhân.

“Hầu hết những bệnh nhân tôi gặp đã được tiêm 2 liều Pfizer/Moderna vẫn có các triệu chứng nhẹ, nhưng nặng hơn những người đã tiêm liều thứ ba. Mệt mỏi hơn. Sốt hơn. Ho nhiều hơn. Nói chung là nặng hơn một chút. Nhưng không ai bị khó thở. Đa phần là ổn.”

Theo kinh nghiệm của ông, những bệnh nhân đã từng bị Covid hoặc đã tiêm vaccine Johnson & Johnson liều duy nhất có xu hướng bị các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Các triệu chứng nặng nhất, ông kết luận, gặp ở những người chưa được tiêm chủng. Spencer viết: “Và hầu như tất cả bệnh nhân mà tôi đã chăm sóc cần được nhập viện Covid đều chưa được tiêm chủng.

“Tất cả đều bị khó thở. Tất cả đều bị tụt oxy khi đi bộ. Tất cả đều cần oxy để thở thường xuyên”.

Mark Jit, giảng viên về dịch tễ học vaccine tại Trường Vệ sinh & Y học Nhiệt đới London (LSHTM), cho biết: “Theo các phân tích mới nhất từ Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh, hai liều vaccine mà không có liều tăng cường không mang lại nhiều khả năng bảo vệ chống lại Omicron, đặc biệt nếu đã tiêm sau vài tháng.

Nhưng hai liều vaccine có vẻ có tác dụng bảo vệ vừa phải chống lại việc phải nhập viện do Covid. Hai liều vaccine và liều tăng cường giúp bảo vệ tốt chống lại cả nhiễm và nhập viện do Omicron”.

Ông nói thêm rằng đây là những con số trung bình về mặt thống kê và sẽ luôn có một số người chưa tiêm mắc bệnh nhẹ và một số người đã tiêm đầy đủ bị mắc bệnh nặng. “Nhưng nhìn chung, tiêm vaccine đầy đủ là một cách rất tốt để bảo vệ bản thân và những người khác khỏi Covid nặng”.

BS Spencer thì cho rằng mọi người vẫn cần phải tiêm phòng bất chấp tỷ lệ nhiễm Covid tăng vọt. Số ca nhiễm ở bang New York đã tăng 243% trong 14 ngày qua, theo công cụ theo dõi COVID của New York Times.

Sự gia tăng số ca nhiễm kéo theo số ca nhập viện liên quan đến Covid ở tiểu bang đạt mức kỷ lục kể từ tháng 1 năm 2021.

Những triệu chứng hay gặp nhất do biến thể Omicron

Số ca nhiễm trên nước Mỹ tăng vọt tới 254% trong hai tuần qua, do sự lây lan của Omicron, khiến người Mỹ đặt câu hỏi liệu có sự khác biệt giữa các triệu chứng của Omicron và các chủng khác, đặc biệt là với biến thể Delta trước đó hay không.

Các chuyên gia cho biết triệu chứng hay gặp của Omicron bao gồm ho, mệt mỏi, nghẹt mũi và chảy nước mũi.

Một triệu chứng phổ biến của nhiễm các biến thể Covid khác là mất khứu giác và vị giác, dường như không hay gặp ở bệnh nhân Omicron.

Mặc dù nhận xét của nhiều bác sĩ như Spencer xuất phát từ kinh nghiệm cá nhân, nhưng kết quả từ nghiên cứu đầu tiên được thực hiện để đ.ánh giá nguy cơ t.ử v.ong do Omicron có vẻ cho thấy đây là một phiên bản nhẹ hơn của COVID.

Các tác giả của nghiên cứu thậm chí còn đi xa hơn khi nói rằng biến thể mới có thể là “điềm báo” cho giai đoạn lưu hành của virus khiến nó trở thành một bệnh đặc hữu, giống như bệnh cúm.

Giảm số ca nhập viện

Nghiên cứu được công bố trên tờ International Journal of Infectious Diseases cho thấy số ca nhập viện giảm từ 4,4% trong các đợt dịch trước xuống 1% trong đợt dịch Omicron.

Nghiên cứu được thực hiện tại Nam Phi nơi Omicron phát sinh lần đầu cũng cho thấy thời gian nằm viện giảm từ mức trung bình 8,8 ngày xuống còn trung bình khoảng 4 ngày so với các đợt COVID trước đó.

GS Jit nhận xét: “Hiện đã có một số báo cáo từ Nam Phi, Anh và những nơi khác cho thấy Omicron gây bệnh ít nghiêm trọng hơn so với Delta. Chúng ta cần diễn giải những kết quả này một cách cẩn thận vì Omicron dễ lây nhiễm cho những người có miễn dịch từ trước do nhiễm Covid trước đó hoặc do tiêm chủng hơn so với Delta – do đó họ ít mắc bệnh hơn vì khả năng miễn dịch trước đó vẫn giúp họ bảo vệ khỏi những tác động xấu nhất của Covid”.

Các nhà khoa học cũng phải so sánh những người bị nhiễm cả hai biến thể về t.uổi và khả năng dễ bị tổn thương để có thể đ.ánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của Omicron.

“Các phân tích có thể hiệu chỉnh những khác biệt này vẫn cho thấy Omicron ít nghiêm trọng hơn Delta,” GS Jit nói thêm. “Tuy nhiên, nó vẫn đủ nghiêm trọng để khiến nhiều người nhập viện và t.ử v.ong nếu dịch bùng phát lớn”.

Chỉ đạo khẩn bảo vệ nhóm yếu thế trước dịch Covid-19

Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi các địa phương hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19.

Đây là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và t.ử v.ong cao khi mắc.

Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới với các biến thể mới được ghi nhận có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm như Delta (B.1.617), Omicron (B.1.1.529). Trong đó, nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và t.ử v.ong cao khi mắc Covid- 19 là nhóm người trên 50 t.uổi, người có bệnh nền, người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ.

Theo Bộ Y tế, việc quản lý, theo dõi sức khỏe, giám sát phát hiện sớm để điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất nguy cơ t.ử v.ong là rất cấp thiết, nhất là trong bối cảnh cả nước đang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Vì thế, Bộ xây dựng hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid- 19.

chi dao khan bao ve nhom yeu the truoc dich covid 19 a40 6225228

Ảnh minh họa.

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, phối hợp với các địa phương để triển khai thực hiện hướng và thực hiện báo cáo kết quả thực hiện theo yêu cầu.

Các nội dung ưu tiên cần thực hiện gồm: quản lý người thuộc nhóm nguy cơ; truyền thông, tư vấn về phòng chống Covid-19; tiêm chủng vaccine phòng Covid-19; xét nghiệm tầm soát phát hiện người mắc Covid-19; chăm sóc và điều trị người bệnh; bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ khi người sống chung, người cùng gia đình bị mắc Covid-19; hỗ trợ chăm sóc thể chất và tâm lý xã hội.

Bộ cũng đề nghị địa phương bố trí ngân sách, huy động các Ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị xã hội tham gia triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện hướng dẫn.

Cụ thể:

Người thuộc nhóm nguy cơ bao gồm:

– Người có bệnh nền có nguy cơ cao.

– Người trên 50 t.uổi.

– Phụ nữ có thai.

– Người người chưa tiêm đủ vaccine phòng Covid-19 ở người trên 18 t.uổi.

Các xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý nhóm nguy cơ cao trên địa bàn như lập danh sách, xác định các yếu tố bệnh nền, sức khỏe chung, theo dõi sức khỏe…

Về việc tiêm vaccine, các địa phương cần rà soát người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm lưu động đến tiêm tại nhà cho những người không di chuyển được. Đồng thời, chú ý tiêm mũi bổ sung, nhắc lại cho người đã tiêm đủ liều. Ngoài ra, cũng cần tiêm vaccine đầy đủ cho người sống chung, người cùng gia đình.

Về việc xét nghiệm, các xã, phường, thị trấn trên cơ sở đ.ánh giá cấp độ dịch của từng địa bàn thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình. Trong đó, chủ động xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở… Tần suất xét nghiệm thực hiện trên cơ sở cấp độ dịch để đảm bảo việc tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, khuyến khích, hướng dẫn người dân thuộc nhóm nguy cơ tự làm xét nghiệm nhanh, khai báo kết quả cho trạm Y tế xã, phường, thị trấn để được hướng dẫn theo dõi, điều trị kịp thời, đúng quy định.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *