Trong số 35 bệnh nhân đang thở máy, chạy ECMO ở khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, có 10 thai phụ hoặc phụ nữ sau sinh.
100% đều chưa tiêm vaccine COVID-19.
Thông tin với Báo Sức khoẻ & Đời sống sáng 22/12, BSCKII Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương – cho hay hiện cơ sở 2 của viện đang có 460 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, trong đó có 50 ca thở máy, 5 bệnh nhân chạy ECMO (tuần hoàn ngoài cơ thể).
Đáng nói, trong số các ca thở máy, chạy ECMO, có nhiều ca là thai phụ hoặc sản phụ. Tại khoa Hồi sức tích cực – nơi điều trị các bệnh nhân có diễn biến nặng nhất, chỉ trong 1 tuần các bác sĩ đã phải chỉ định chạy ECMO cho 5 bệnh nhân, gồm 4 thai phụ hoặc phụ nữ sau sinh và người phụ nữ 67 t.uổi có bệnh lý nền.
” Khoa đang có 30 bệnh nhân thở máy và 5 ca thở máy, đặt ECMO; trong đó có 10 bệnh nhân là thai phụ/phụ nữ sau sinh. Tất cả thai phụ, sản phụ này đều chưa tiêm vaccine COVID-19. Các bệnh nhân này chỉ 1-2 ngày đã diễn biến nặng, tiên lượng t.ử v.ong nếu không kịp thời điều trị tích cực” – BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực cho hay đây là tình trạng rất đáng báo động và đau lòng.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương liên tục tiếp nhận các ca COVID-19 diễn biến nặng là thai phụ hoặc phụ nữ sau sinh chưa tiêm vaccine. Ảnh: BSCC
Một trong các bệnh nhân chạy ECMO là sản phụ 27 t.uổi chuyển đến từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Người phụ nữ trẻ có bầu những tháng cuối, mắc COVID-19 và diễn biến tăng nặng rất nhanh. Bệnh nhân từng ngừng tuần hoàn, buộc phải mổ cấp cứu bắt con. Cuối tuần qua, do diễn biến quá nặng, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội liên hệ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để cử kíp bác sĩ tới đặt ECMO cho sản phụ này và vận chuyển bệnh nhân về cơ sở 2 Đông Anh tiếp tục điều trị.
Những ca còn lại (một số chuyển từ Bệnh viện Phụ sản Trung ương) đều mang thai ở những tháng cuối, mắc một số bệnh lý sản khoa. Do diễn biến nhanh, các thai phụ này bị suy hô hấp, khi các biện pháp hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không hiệu quả, bệnh nhân được chỉ định chạy ECMO. ” 5 bệnh nhân tình trạng đã tạm thời ổn định sau thời gian đặt ECMO” – BS Phúc nói.
Giảm nhiễm SARS-CoV-2 ở bệnh nhân ung thư tiêm vaccine COVID-19
Theo các bác sĩ, hiệu quả bảo vệ lớn nhất của vaccine COVID-19 là hạn chế những trường hợp chuyển biến nặng và t.ử v.ong. Đối với thai phụ, vaccine còn quan trọng hơn nữa.
Chia sẻ lý do phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine COVID-19, PGS.TS Trần Danh Cường – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương – cho hay khi thai nghén, hệ miễn dịch của người mẹ suy giảm, là yếu tố nguy cơ khiến cơ thể khó chống đỡ virus. Lúc mang thai, tử cung to đẩy cơ hoành lên cao khiến dung tích phổi giảm xuống, làm cản trở hô hấp, trong khi nhu cầu oxy của phụ nữ mang bầu lớn hơn bình thường rất nhiều để nuôi em bé. Thai nghén có tình trạng giữ nước trong cơ thể nên có hiện tượng phù, đặc biệt phù niêm mạc đường hô hấp trên, dẫn đến tổn thương đường hô hấp trên.
Những lý do trên khiến phụ nữ mang thai khi mắc COVID-19 rất dễ diễn biến xấu, trở nặng rất cao, chưa kể nếu họ có bệnh nền như lớn t.uổi (trên 35 t.uổi), béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh mãn tính ở phổi… Bản thân những bệnh nền này cũng có thể làm thai nghén có biến chứng, chưa kể bị nhiễm SARS-CoV-2.
Khi bệnh chuyển nặng, thai phụ buộc phải nằm ở trung tâm hồi sức, thậm chí phải can thiệp y khoa như thở máy, ECMO, thậm chí nguy cơ t.ử v.ong cao cả mẹ và con.
PGS Cường khuyên các thai phụ nên tiêm vaccine COVID-19 để bảo vệ cả mẹ và con.
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế ngày 21/12, phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên thuộc nhóm cần thận trọng khi tiêm chủng vaccine COVID-19; những người này cần được giải thích lợi ích/nguy cơ và ký cam kết nếu đồng ý tiêm, chuyển đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa để tiêm và theo dõi. Thai phụ mang thai dưới 13 tuần thuộc nhóm cần trì hoãn tiêm chủng.
Đến nay, trong các loại vaccine COVID-19 được Bộ Y tế phê duyệt, chỉ có vaccine Sputnik V là không được sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
F0 nặng miền Bắc tăng nhanh, bác sĩ cấp cứu “căng mình” nơi phòng bệnh
Dịch Covid-19 leo thang tại nhiều tỉnh thành phía Bắc trong vài tháng trở lại đây, kéo theo đó là áp lực của lực lượng điều trị, đặc biệt là tại nơi giành giật sự sống cho các bệnh nhân nguy kịch.
Áp lực tại nơi điều trị gần 80 ca Covid-19 nặng
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ nhiều tuần qua đã phải hoạt động tối đa công suất vì số lượng bệnh nhân gia tăng nhanh.
ThS.BS Trần Văn Bắc, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
ThS.BS Trần Văn Bắc, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, lượng bệnh nhân nặng mà khoa tiếp nhận gia tăng từ một tháng trở lại đây. Đáng chú ý, trong 2 tuần gần đây, số lượng này tăng lên gấp đôi và có xu hướng tiếp tục gia tăng.
ThS.BS Trần Văn Bắc (bên phải) đang điều trị F0.
“Chúng tôi có nhiệm vụ tiếp nhận các bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng, có nhiều bệnh nền. Hiện tại, trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận 10 bệnh nhân. Toàn bộ khoa đang điều trị cho tổng cộng gần 80 bệnh nhân”, BS Bắc cho hay.
Theo BS Bắc, áp lực hiện tại không chỉ đến từ việc gia tăng số lượng bệnh nhân mà còn đến từ sự gia tăng khối lượng công việc chăm sóc cho từng bệnh nhân.
“So với trước, các bệnh nhân có tình trạng nặng đến nguy kịch nhiều hơn, mặt bằng t.uổi cao hơn. Các bệnh nhân có xu hướng phải nằm điều trị tích cực cũng gia tăng so với trước”, BS Bắc phân tích.
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ nhiều tuần qua đã phải hoạt động tối đa công suất vì số lượng bệnh nhân gia tăng nhanh.
Các bệnh nhân nhập viện điều trị trong giai đoạn vừa qua đa phần trên 60 t.uổi, trong đó, F0 trên 80 t.uổi chiếm khoảng 30 – 40%. Nhiều bệnh nhân đi kèm các bệnh nền nặng như suy thận mạn tính, cao huyết áp, HIV, xơ gan… và chủ yếu đều chưa được tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ mũi.
“Hiện các bệnh nhân đang được điều trị từ oxy cho đến thở máy. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phải điều trị bệnh nền có sẵn của các bệnh nhân. Do đó, khối lượng chăm sóc tăng lên rất nhiều”, BS Bắc nói.
Đa phần các bệnh nhân là người cao t.uổi.
Các bệnh nhân nặng nhất tại Khoa Cấp cứu chủ yếu rơi vào nhóm lớn t.uổi. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân hơn 90 t.uổi, bị tai biến nhiều lần, lú lẫn không may nhiễm Covid-19 phải thở máy thì tiên lượng sẽ xấu hơn rất nhiều.
“Trường hợp nặng nhất mà chúng tôi đang tiếp nhận điều trị là một bệnh nhân 95 t.uổi, phải nằm liệt giường, hiện đang phải thở máy. Với trường hợp này tiên lượng là rất khó khăn”, BS Bắc nói.
Gấp rút chuẩn bị 500 giường ICU
Khoa Cấp cứu hiện có 9 bác sĩ để điều trị cho gần 80 bệnh nhân. Bên cạnh đó, khoa cũng bố trí 7 điều dưỡng mỗi ca trực, mỗi ngày có 3 ca với 4 kíp điều dưỡng.
Các bệnh nhân có nhiều bệnh nền phức tạp nên khối lượng đầu việc chăm sóc, điều trị cũng gia tăng.
Theo BS Bắc, hiện áp lực công việc đối với lực lượng chăm sóc, điều trị tại khoa là rất lớn. Một phần áp lực đến từ việc hầu hết các bệnh nhân không thể tự phục vụ. Ngay cả với những bệnh nhân dù còn tỉnh táo nhưng do tình trạng bệnh nặng dẫn đến hoạt động, sinh hoạt, vận động rất khó, hầu như không rời oxy được. Do đó, nhân viên y tế phải làm mọi việc từ cho ăn cho đến thay bỉm, vệ sinh liên tục.
BS Bắc cho hay: “Tất cả nhu cầu đó đều đòi hỏi con người. Do đó, khối lượng công việc sẽ gia tăng. Bệnh viện cũng đang có kế hoạch về nhân lực để có sự bổ sung phù hợp”.
Cấp cứu cho một bệnh nhân Covid-19 nặng.
Hiện tại, bệnh viện cũng đã có một đơn nguyên điều trị bệnh nhân nặng mới hoạt động tại tầng 3, giúp giảm tải bớt bệnh nhân ở Khoa Cấp cứu. Tiến tới, bệnh viện tiếp tục thành lập các đơn nguyên điều trị bệnh nhân nặng khác, vì số lượng bệnh nhân nặng có xu hướng ngày càng tăng.
Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hiện cơ sở này đang tiếp nhận điều trị cho 500 bệnh nhân Covid-19, trong số này có gần 100 bệnh nhân tổn thương phổi nặng phải thở oxy từ HFNC (oxy dòng cao) trở lên đến thở máy và ECMO.
“Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng được Bộ Y tế giao triển khai 500 giường hồi sức tích cực. Chúng tôi đang nỗ lực triển khai cải tạo hạ tầng, sắp xếp nhân lực và bổ sung thiết bị để đáp ứng phương án này”, BS Cấp cho hay.
Về vấn đề nhân lực, bác sĩ Cấp cho biết trước đây, việc can thiệp thở máy tại bệnh viện chỉ được thực hiện bởi các bác sĩ hồi sức cấp cứu. Tuy nhiên hiện nay, y bác sĩ của tất cả khoa phòng còn lại cũng làm việc luân phiên tại Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, dưới sự giám sát kỹ lưỡng. Mục tiêu là khi 500 giường ICU đi vào hoạt động, nhóm y bác sĩ này đều có thể cho bệnh nhân thở máy.