TP.HCM: Đang thuyết phục tiêm vắc xin Covid-19 hơn 18.000 người thuộc nhóm nguy cơ

Sau một tháng triển khai Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ để bảo vệ trong đại dịch Covid-19, TP.HCM lập danh sách được 639.972 người.

Ngày 9.1, Sở Y tế TP.HCM cho biết, sau 1 tháng triển khai Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ (đến hết ngày 31.12), các quận, huyện và TP.Thủ Đức đã lập danh sách quản lý được 639.972 người thuộc nhóm nguy cơ, trong đó phát hiện 25.642 người chưa tiêm vắc xin Covid-19.

tphcm dang thuyet phuc tiem vac xin covid 19 hon 18000 nguoi thuoc nhom nguy co f0d 6259150

TP.HCM quyết liệt bảo vệ người nhóm nguy cơ. Ảnh CTV

Các trung tâm y tế đã khẩn trương thuyết phục và triển khai tiêm vắc xin Covid-19 ngay cho những người thuộc nhóm nguy cơ chưa tiêm, đặc biệt là những trường hợp người thuộc nhóm nguy cơ gặp khó khăn trong đi lại sẽ được tiêm vắc xin tại nhà. TP.HCM đã tiêm được 7.635 người.

Tính đến ngày 8.1, còn 18.007 người thuộc nhóm nguy cơ chưa tiêm vắc xin, TP.HCM đã và đang thuyết phục để tiêm vắc xin cho số người này. Mục tiêu đến ngày 20.1 sẽ vận động tiêm 100% cho những người thuộc nhóm nguy cơ.

Song song đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch phường, xã, thị trấn triển khai thực hiện test nhanh 2 lần (lần 2 với người lần 1 âm tính), mỗi lần cách nhau 3 ngày đối với những người thuộc nhóm nguy cơ theo danh sách trên địa bàn. Khuyến khích thành viên các hộ gia đình làm xét nghiệm nhanh cho người thuộc nhóm nguy cơ. Trường hợp không tự làm xét nghiệm được, giao Trạm y tế, Trạm y tế lưu động, Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng thực hiện xét nghiệm cho người thuộc nhóm nguy cơ.

Kết quả, cả 2 đợt xét nghiệm đã phát hiện 5.437 người mắc Covid-19 (đợt 1 xét nghiệm được 597.701 người, đợt 2 xét nghiệm 570.014 người). Trạm y tế, Trạm y tế lưu động đ.ánh giá, phân loại và có 4.670 F0 đủ điều kiện cách ly tại nhà (86,4%) và 4.471 F0 được sử dụng ngay thuốc kháng vi rút; 767 F0 được chuyển đến cơ sở điều trị để được chăm sóc, điều trị (13,6%).

Tất cả danh sách người F0 thuộc nhóm nguy cơ được chuyển đến mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” để thực hiện tư vấn, thăm hỏi sức khỏe định kỳ, bao gồm chăm sóc cả các bệnh nền.

Trước đó, thực hiện công điện số 1662 ngày 2.12.2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường rà soát công tác tiêm vắc xin và quản lý điều trị người bị nhiễm Covid-19, qua phân tích các trường hợp t.ử v.ong do Covid-19 trên địa bàn thành phố trong thời gian qua cho thấy phần lớn các trường hợp t.ử v.ong tập trung ở nhóm người trên 50 t.uổi, có bệnh nền, chưa được tiêm chủng, chưa được sử dụng thuốc kháng vi rút trước đó. Do đó, TP.HCM nhận thấy việc ngăn ngừa những người thuộc nhóm nguy cơ bị nhiễm Covid-19, phát hiện sớm người thuộc nhóm nguy cơ nhiễm Covid-19 để kịp thời điều trị đặc hiệu với thuốc kháng vi rút và theo dõi sức khỏe nhằm hạn chế thấp nhất các trường hợp t.ử v.ong là vấn đề cấp thiết.

Ngày 7.12.2021, UBND TP.HCM phát động “Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ” nhằm tập trung nguồn lực bảo vệ sức khỏe cho người trên 65 t.uổi và người có bệnh nền, hạn chế thấp nhất tỷ lệ mắc và t.ử v.ong do Covid-19, giai đoạn đầu của chiến dịch bắt đầu từ ngày 7.12.2021 đến 31.12.2021.

TP.HCM sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cho đến hết năm 2022. Theo đó, đối tượng người thuộc nhóm nguy cơ sẽ được mở rộng theo chỉ đạo của Bộ Y tế (người có bệnh nền, người trên 50 t.uổi, phụ nữ có thai, người trên 18 t.uổi chưa tiêm đủ vắc xin phòng Covid-19); mỗi tháng sẽ thực hiện xét nghiệm tầm soát 1 lần cho người thuộc nhóm nguy cơ.

Tái tạo bàng quang từ ruột non trị ung thư

Nam bệnh nhân 37 t.uổi đã mổ khối u bàng quang 5 năm trước, nay ung thư tái phát buộc phải cắt toàn bộ bàng quang ngăn di căn.

Ba tháng gần đây, anh thường xuyên đau tức bụng dưới, tiểu m.áu nhiều lần. Cơ sở y tế gần nhà chẩn đoán anh bị ung thư bàng quang tái phát, cần đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị. Do dịch Covid-19 tại TP HCM bùng phát, việc điều trị bị gián đoạn, sức khỏe bệnh nhân ngày càng suy yếu.

Ngày 5/10, bác sĩ Nguyễn Vĩnh Bình, Trưởng khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện Xuyên Á, cho biết tình trạng lúc nhập viện của bệnh nhân rất nguy kịch, biến chứng suy thận cấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, thiếu m.áu nặng do mất m.áu kéo dài.

Các bác sĩ điều trị những biến chứng, soi bàng quang, chụp cắt lát vi tính (MSCT) hệ niệu 160 lát cắt để đ.ánh giá giai đoạn của bệnh. Hướng điều trị tối ưu đưa ra cho bệnh nhân là phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc nhằm ngăn chặn nguy cơ ung thư di căn; đồng thời tạo một bàng quang nhân tạo làm nơi chứa nước tiểu để đảm bảo hoạt động cơ thể bình thường sau này.

Sau một tuần điều trị biến chứng nhiễm khuẩn, lọc m.áu hai lần và truyền bù m.áu, bệnh nhân đủ điều kiện để tiến hành phẫu thuật. Các bác sĩ đã phẫu thuật nội soi cắt bỏ bàng quang, tuyến t.iền liệt, túi tinh, hai ống dẫn tinh, nạo vét toàn bộ hạch để loại bỏ hoàn toàn khối u. Cuối cùng, các bác sĩ lấy một đoạn ruột non khoảng 60 cm của bệnh nhân tạo hình thành túi chứa nước tiểu. Bàng quang tái tạo này được nối với niệu đạo, bệnh nhân vẫn có thể đi tiểu theo đường tự nhiên.

Theo bác sĩ Minh, trong suốt 8 giờ phẫu thuật, ê kíp gặp không ít bất lợi như bàng quang quá to gây khó khăn cho ca mổ nội soi. Trong khi đó, mạc treo ruột (phần gắn ruột vào thành bụng) ngắn khiến việc tạo hình khó khăn; các mạch m.áu lớn vùng chậu teo nhỏ do di chứng bại liệt của bệnh nhân khi còn nhỏ, nếu bất cẩn có thể cắt đứt nguồn mạch m.áu nuôi hai chi dưới.

Hiện, sau hai tuần hậu phẫu, bệnh nhân không còn mệt mỏi, tiểu m.áu hay phải chịu đựng những cơn đau rát, buốt h.ành h.ạ khi đi tiểu. Bệnh nhân ăn uống ngon miệng hơn, cơ thể hồi phục và dần thích nghi với bàng quang mới.

tai tao bang quang tu ruot non tri ung thu a2b 6140808

Bệnh nhân (ngồi) chụp ảnh cùng các bác sĩ điều trị trước khi xuất viện. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á

Đây là ca điển hình được tái tạo bàng quang từ ruột non, sau khi phải cắt bàng quang để điều trị ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á. Trước đây, với các ca tương tự, khi chưa có kỹ thuật tạo hình bàng quang thay thế bằng ruột, bác sĩ phải mở hai niệu quản ra da. Như vậy, bệnh nhân phải mang bên người hai túi dẫn lưu niệu quản chứa chất thải, ảnh hưởng sinh hoạt và có nguy cơ n.hiễm t.rùng.

Ung thư bàng quang là bệnh phổ biến thứ 7 trong các bệnh ung thư của nam giới và thứ 10 ở cả hai giới. Tại Việt Nam, theo thống kê của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) năm 2020, ung thư bàng quang đứng thứ 20 về số lượng bệnh nhân được phát hiện trong tất cả loại ung thư, bác sĩ Minh thông tin.

Triệu chứng thường gặp của ung thư bàng quang là đi tiểu ra m.áu. Người tiểu m.áu nên đi khám ngay, nhằm chẩn đoán sớm ung thư bàng quang và điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *