Chiều 9/1: Đã tiêm hơn 13,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho trẻ; TP.HCM phát hiện 5.437 F0 thuộc nhóm nguy cơ cao

Đến nay, cả nước đã tiêm hơn 13,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi, trong đó 32 tỉnh, thành đã bao phủ đủ liều cho trẻ trong độ t.uổi này; 1 tháng TP HCM phát hiện 5.437 F0 là người nhóm nguy cơ cao.

32 tỉnh, thành phố đã bao phủ đủ liều vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi

Báo cáo công tác phòng chống dịch của Bộ Y tế cho biết, đến nay các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm 13.736.710 liều vaccine phòng COVID-19 cho trẻ trong độ t.uổi từ 12-17, trong đó có 7.918.438 mũi 1 và 5.818.272 mũi 2.

Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 88,8% và tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản là 65,2% dân số từ 12 -17 t.uổi. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 87,3% và 61,8%; miền Trung là 87,5% và 45,1%, Tây Nguyên là 90,5% và 43,9%, Miền Nam là 90,7% và 79,3%.

chieu 91 da tiem hon 137 trieu lieu vaccine phong covid 19 cho tre tphcm phat hien 5437 f0 thuoc nhom nguy co cao 77b 6259305

Đến nay các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm hơn 13,7 liều vaccine phòng COVID-19 cho trẻ trong độ t.uổi từ 12-17Ảnh: Thái Bình

32 tỉnh thành, phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm t.uổi này là Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Nông, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, T.iền Giang, Long An, Lâm Đồng, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Phước, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang.

Tăng cường phòng, chống dịch COVID-19, kiểm soát biến chủng mới Omicron

Bộ Y tế cho biết, Bộ đã và đang tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19, kiểm soát biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2, trong đó tập trung vào các nội dung như: Tăng cường chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng chống dịch bệnh.

Tiếp tục đ.ánh giá cấp độ dịch theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP và hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm có các biện pháp hành chính và chuyên môn y tế phù hợp, thích ứng linh hoạt với tình hình diễn biến phức tạp của biến chủng Omicron trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với các cấp độ dịch trên địa bàn, từng bước mở cửa cho các hoạt động đi lại, giao thương, phục hồi sản xuất đảm bảo đời sống dân sinh.

Đảm thực hiện đầy đủ các yêu cầu người dân phải được được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, nâng cao năng lực y tế cơ sở, chủ động sẵn sàng về trang bị, nhân lực, thuốc điều trị, ô xy…; bảo đảm dinh dưỡng và chăm sóc, động viên tinh thần cho người bệnh, kết hợp đông y và tây y trong điều trị.

Tuyệt đối không lơ là, chủ quan, bám sát tình hình, sớm phát hiện các thể mới xâm nhập vào Việt Nam; tăng cường xét nghiệm tầm soát với đối tượng, địa bàn có nguy cơ cao, đặc biệt chú ý công tác phòng chống dịch tại các đô thị lớn, khu công nghiệp.

Tăng cường quản lý người có nguy cơ cao; thần tốc hơn nữa trong thực hiện chiến dịch tiêm vaccine, nhất là người có bệnh nền, người trên 50 t.uổi; hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12-18 t.uổi trong tháng 1/2022 và tiêm mũi thứ 3 cho người từ 18 t.uổi trở lên trong quý I/ 2022.

Chỉ đạo, hướng dẫn cho nhân viên y tế và chính quyền cơ sở để tổ chức tốt điều trị tại nhà, tại cơ sở cho người nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ thấp và trung bình; tránh tình trạng dồn lên bệnh viện các tuyến gây quá tải.

TP HCM: 1 tháng phát hiện 5.437 người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc COVID-19

Ngày 9/1, Sở Y tế TP HCM cho biết, trong một tháng qua, các quận, huyện đã lập danh sách quản lý được 639.972 người thuộc nhóm nguy cơ, trong đó, phát hiện 25.642 người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 (chiếm tỷ lệ 4%).

Trong 2 đợt xét nghiệm tầm soát, Sở Y tế đã phát hiện 5.437 người mắc COVID-19 (đợt 1 xét nghiệm được 597.701 người, đợt 2 xét nghiệm 570.014 người). Trạm y tế, Trạm y tế lưu động đã phân loại và đồng ý cho 4.670 F0 đủ điều kiện cách ly tại nhà (86,4%), có 4.471 người được sử dụng ngay thuốc kháng virus; 767 F0 được chuyển đến cơ sở điều trị để được chăm sóc, điều trị (13,6%).

Tính đến ngày 8/1, hơn 18.000 người thuộc nhóm nguy cơ (70,2%) chưa tiêm chủng đã được thuyết phục và tiêm vaccine. Sở Y tế chỉ đạo các quận huyện đang tăng tốc tiêm vaccine, cố gắng đến ngày 20/1 sẽ vận động tiêm 100% cho những người thuộc nhóm nguy cơ.

Tất cả danh sách người F0 thuộc nhóm nguy cơ được chuyển đến mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” để tư vấn, thăm hỏi sức khỏe định kỳ, bao gồm chăm sóc cả các bệnh nền.

Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ được UBND TP HCM phát động ngày 7/12/2021, mục tiêu là tập trung nguồn lực bảo vệ sức khỏe cho người trên 65 t.uổi và người có bệnh nền, hạn chế tỷ lệ mắc và t.ử v.ong do COVID-19.

Chiến dịch gồm 6 hành động, gồm: Rà soát người nguy cơ theo từng hộ gia đình; Xét nghiệm nhanh kháng nguyên 2 lần, cách nhau 3 ngày để tìm F0 ở nhóm này; Tăng cường truyền thông, bảo vệ nhóm nguy cơ; Tổ chức tiêm vaccine COVID-19 tại nhà; Cấp phát thuốc kháng virus cho F0; Chăm sóc sức khỏe từ xa.

Quảng Bình: Ghi nhận 50 ca mắc COVID-19, trong đó 23 ca liên quan đến chùm ca bệnh Ba Đồn

Trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 8/1 đến 6 giờ ngày 9/1), Quảng Bình ghi nhận thêm 50 ca mắc COVID-19, trong đó có 45 ca cộng đồng, 23 ca liên quan đến chùm ca bệnh chợ Ba Đồn, theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh.

Tổng số người về từ vùng dịch dương tính với virus SARS-CoV-2 là 679 ca

Tổng số ca COVID-19 của tỉnh đến nay là 4.210; số ca điều trị khỏi là 3.643, còn 183 bệnh nhân đang điều trị, 7 ca t.ử v.ong; 327 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà.

Hiện 95,81 % người trên 18 t.uổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là 90,24%; Có 95,57% người trên 50 t.uổi tại Quảng Bình tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19.

11 người Ấn Độ nhiễm virus nguy hiểm nhất thế giới, không có vaccine và thuốc chữa

Thông tin trên do Bộ trưởng Y tế bang Kerala của Ấn Độ Veena George đưa ra. Ông cho biết 11 người này có triệu chứng nhiễm virus c.hết người tên là nipah.

11 nguoi an do nhiem virus nguy hiem nhat the gioi khong co vaccine va thuoc chua 7ab 6013137
Dơi ăn ổi ở Siliguri, Ấn Độ. Loài dơi có thể mang virus nipah nguy hiểm. Ảnh: AP

Theo đài Spsutnik, ngày 5/9, một cậu bé 12 t.uổi đã mắc loại virus này và các chuyên gia y tế bắt đầu kiểm tra toàn bộ 251 người đã tiếp xúc với cậu bé.

Ông George nói: “Có 38 người đã cách ly tại Bệnh viện và Đại học Y khoa Kozhikode, trong đó 11 người có triệu chứng. Mẫu của 8 người đã được chuyển tới Viện Virus học Quốc gia để xét nghiệm. Tình trạng của những người có triệu chứng đang ổn định”.

Bộ Y tế Ấn Độ đã ra lệnh tăng cường giám sát dịch tễ và tăng cường truy vết tiếp xúc. Các biện pháp an ninh tăng cường liên quan tới virus nipah cũng được áp dụng ở huyện Kozhikode – nơi cậu bé sinh sống – cũng như ba huyện quanh đó.

Nipah là loại virus có ở loài dơi quả. Con người nhiễm virus này khi ăn phải quả dính nước bọt của con dơi mang virus. Tổ chức Y tế Thế giới coi virus nipah là một trong những loại virus nguy hiểm nhất thế giới, vì không có thuốc chữa và vaccine. Tỷ lệ t.ử v.ong do nipah lên tới 40-75%.

Đã có người Ấn Độ nhiễm virus nipah ở bang Tây Bengal năm 2001 và ở Kerala năm 2018-2019.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *