Trẻ nhiễm Omicron sẽ có triệu chứng này!

Một số nghiên cứu ban đầu và các báo cáo quan sát đã mô tả triệu chứng bị nhiễm biến thể Omicron ở trẻ, theo Verywellhealth (Mỹ).

Sau đây là các triệu chứng Omicron ở t.rẻ e.m mà cha mẹ cần biết.

Các triệu chứng nhiễm Omicron ở trẻ là gì?

tre nhiem omicron se co trieu chung nay 032 6285878

Cha mẹ nên chú ý các triệu chứng nhiễm Omicron nào ở trẻ?. Ảnh SHUTTERSTOCK

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ liệt kê các triệu chứng của Covid-19 nói chung, bao gồm sốt hoặc ớn lạnh, ho, khó thở, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, đau đầu, mất vị giác hoặc khứu giác, viêm họng, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, buồn nôn hoặc nôn mửa, tiêu chảy.

Một báo cáo khác của CDC Mỹ nhận thấy rằng một số triệu chứng nhiễm Omicron phổ biến hơn những triệu chứng khác, bao gồm ho, mệt mỏi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu.

Tiến sĩ Maya Ramagopal, Phó giáo sư nhi khoa tại Trường Y khoa Rutgers-Robert Wood Johnson (Mỹ), cho biết “các triệu chứng ở trẻ có thể tương tự như ở người lớn”.

Tiến sĩ Daniel S. Ganjian, bác sĩ nhi khoa tại Trung tâm Y tế Providence Saint John ở California, (Mỹ), t.rẻ e.m nhiễm Omicron không mất vị giác và khứu giác.

Ông nói, triệu chứng nhiễm Omicron ở trẻ thường gặp là sốt, ho và chảy nước mũi. Đôi khi, cũng có nôn mửa và tiêu chảy.

Ngày 22.1: Cả nước 15.707 ca Covid-19, 3.512 ca khỏi | Hà Nội 2.945 ca | TP.HCM 214 ca

Cần lưu ý triệu chứng ho khan như tiếng sủa ở trẻ

Tiến sĩ Ganjian lưu ý triệu chứng ho khan ở trẻ nhiễm Omicron.

Kiểu ho này thường xảy ra khi trẻ bị sưng thanh quản và khí quản, khiến đường thở bên dưới dây thanh âm bị thu hẹp, việc thở trở nên khò khè và nặng nhọc.

Tiến sĩ Ramagopal cho biết: “Omicron gây n.hiễm t.rùng đường hô hấp trên, gây ra cơn ho đặc trưng như tiếng sủa. Vì đường thở trên ở trẻ hẹp hơn ở người lớn, nên ngay cả một vết sưng nhẹ cũng gây ho khan kiểu này”.

Làm thế nào để giúp trẻ giảm ho khi nhiễm Omicron?

Có một số điều bạn có thể làm để giảm ho cho trẻ nhiễm Omicron, như cho trẻ đến nơi có không khí mát mẻ. Tiến sĩ Ramagopal cho biết, điều này có thể làm dịu đường thở và giúp trẻ thở dễ dàng hơn.

tre nhiem omicron se co trieu chung nay 69c 6285878

Cần lưu ý triệu chứng ho khan “như sủa” ở trẻ. Ảnh SHUTTERSTOCK

Sử dụng máy xông hơi trong phòng của trẻ vào ban đêm. Tiến sĩ Ganjian lưu ý: Không khí ấm, ẩm từ máy xông hơi giúp giãn dây thanh quản.

Cho trẻ xông hơi nước ấm cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng đột ngột.

Cố gắng giữ cho trẻ bình tĩnh. Trẻ không khóc sẽ thở tốt hơn, tiến sĩ Ganjian nói.

Nếu trẻ không chịu ăn, có thể trẻ đã nhiễm Omicron

Khi nào nên gọi cho bác sĩ?

Tiến sĩ Ganjian cho biết, nếu trẻ ho khan hoặc có các dấu hiệu khác của Covid-19, nên gọi cho bác sĩ, theo trang web sức khỏe Verywellhealth.

Cũng nên gọi cho bác sĩ càng sớm càng tốt nếu trẻ bị sốt cao, hôn mê và bị đau họng nặng đến mức không thể ăn uống, tiến sĩ Ramagopal nói.

Nhìn chung, hầu hết trẻ nhiễm Omicron đều nhẹ, tiến sĩ Ganjian lưu ý. Nhưng cần đề phòng các dấu hiệu nhiễm bệnh nghiêm trọng hơn.

Chỉ đạo khẩn bảo vệ nhóm yếu thế trước dịch Covid-19

Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi các địa phương hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19.

Đây là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và t.ử v.ong cao khi mắc.

Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới với các biến thể mới được ghi nhận có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm như Delta (B.1.617), Omicron (B.1.1.529). Trong đó, nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và t.ử v.ong cao khi mắc Covid- 19 là nhóm người trên 50 t.uổi, người có bệnh nền, người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ.

Theo Bộ Y tế, việc quản lý, theo dõi sức khỏe, giám sát phát hiện sớm để điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất nguy cơ t.ử v.ong là rất cấp thiết, nhất là trong bối cảnh cả nước đang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Vì thế, Bộ xây dựng hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid- 19.

chi dao khan bao ve nhom yeu the truoc dich covid 19 a40 6225228

Ảnh minh họa.

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, phối hợp với các địa phương để triển khai thực hiện hướng và thực hiện báo cáo kết quả thực hiện theo yêu cầu.

Các nội dung ưu tiên cần thực hiện gồm: quản lý người thuộc nhóm nguy cơ; truyền thông, tư vấn về phòng chống Covid-19; tiêm chủng vaccine phòng Covid-19; xét nghiệm tầm soát phát hiện người mắc Covid-19; chăm sóc và điều trị người bệnh; bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ khi người sống chung, người cùng gia đình bị mắc Covid-19; hỗ trợ chăm sóc thể chất và tâm lý xã hội.

Bộ cũng đề nghị địa phương bố trí ngân sách, huy động các Ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị xã hội tham gia triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện hướng dẫn.

Cụ thể:

Người thuộc nhóm nguy cơ bao gồm:

– Người có bệnh nền có nguy cơ cao.

– Người trên 50 t.uổi.

– Phụ nữ có thai.

– Người người chưa tiêm đủ vaccine phòng Covid-19 ở người trên 18 t.uổi.

Các xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý nhóm nguy cơ cao trên địa bàn như lập danh sách, xác định các yếu tố bệnh nền, sức khỏe chung, theo dõi sức khỏe…

Về việc tiêm vaccine, các địa phương cần rà soát người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm lưu động đến tiêm tại nhà cho những người không di chuyển được. Đồng thời, chú ý tiêm mũi bổ sung, nhắc lại cho người đã tiêm đủ liều. Ngoài ra, cũng cần tiêm vaccine đầy đủ cho người sống chung, người cùng gia đình.

Về việc xét nghiệm, các xã, phường, thị trấn trên cơ sở đ.ánh giá cấp độ dịch của từng địa bàn thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình. Trong đó, chủ động xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở… Tần suất xét nghiệm thực hiện trên cơ sở cấp độ dịch để đảm bảo việc tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, khuyến khích, hướng dẫn người dân thuộc nhóm nguy cơ tự làm xét nghiệm nhanh, khai báo kết quả cho trạm Y tế xã, phường, thị trấn để được hướng dẫn theo dõi, điều trị kịp thời, đúng quy định.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *