Về nguồn gốc các loại thuốc rao bán, lực lượng công an, ngành y tế và các ban chỉ đạo của thành phố đang điều tra, xác minh – bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM trả lời Dân trí.
Chiều 9/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tổ chức buổi họp báo nhằm cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Buổi họp báo diễn ra trong thời điểm, thành phố bước vào những ngày cuối năm 2021 với những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Tại buổi họp báo, phóng viên Dân trí, đặt vấn đề cho ban chỉ đạo cùng các sở, ngành có mặt về vấn đề thuốc kháng virus và thuốc điều trị Covid-19 được rao bán tràn lan trên mạng thời gian qua. Câu hỏi được đặt ra là nguồn gốc của các loại thuốc được rao bán trên đến từ đâu khi ngành y tế vẫn kiểm soát chặt chẽ, những hệ lụy khi sử dụng các loại thuốc này mà không có sự giám sát của ngành y là gì?
Cả người mua và bán đều sai pháp luật
Trả lời câu hỏi trên, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM, cho biết, các loại thuốc kháng virus, thuốc điều trị Covid-19 hiện tại đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Việc sử dụng thuốc được ngành y tế giám sát chặt chẽ.
“Bởi các quy định trên, cả người mua và bán các loại thuốc này đều vi phạm pháp luật”, Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM (Ảnh: Q.H.).
Qua công tác xác minh, Chánh Văn phòng Sở Y tế khẳng định, các đoàn kiểm tra của thành phố chưa phát hiện trường hợp nào là nhân viên y tế, thành viên trạm y tế lưu động liên quan đến hành vi rao bán các loại thuốc Molnupiravir, Favipiravir… trên mạng. Về nguồn gốc các loại thuốc được rao bán này, lực lượng công an, ngành y tế và các ban chỉ đạo của thành phố đang tiếp tục điều tra, xác minh.
“Sở Y tế khẳng định các loại thuốc nói trên chưa được phép lưu hành, chưa được Bộ Y tế cấp phép, việc lưu hành trên không gian mạng là bất hợp pháp. Sở vẫn tiếp tục điều tra, truy vết đối với những trường hợp rao bán trên, xử lý nghiêm tất cả trường hợp vi phạm”, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai chia sẻ.
Hệ lụy khi sử dụng thuốc trị Covid-19 không kiểm soát
Đại diện Sở Y tế thông tin thêm, hiện tại gói thuốc C (có thuốc kháng virus) cùng các gói thuốc cho F0 đang được phát cho những người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ. Nhóm này gồm những người trên 65 t.uổi, người có bệnh nền…
Chánh Văn phòng Sở Y tế thành phố lưu ý, các loại thuốc kháng virus chỉ được đưa ra sử dụng với đúng nhóm đối tượng có chỉ định. Nếu sử dụng không kiểm soát, hệ lụy mang lại là rất lớn đối với không chỉ người mắc Covid-19 mà cả cộng đồng.
Các loại thuốc kháng virus, điều trị Covid-19 được rao bán tràn lan trên mạng xã hội.
“Thuốc điều trị Covid-19 không chỉ định dành cho người trẻ, khỏe, không có triệu chứng hoặc đã tiêm đủ 2 mũi vaccine. Việc sử dụng sai chỉ định sẽ gây ra hệ quả virus SARS-CoV-2 kháng thuốc, rất nguy hiểm cho cả cộng đồng”, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho hay.
Trước đó, Báo điện tử Dân trí đăng tải bài viết “Săn lùng thuốc trị Covid-19 với giá “cắt cổ” ở TPHCM”. Theo đó, những ngày gần đây, hoạt động mua bán các loại thuốc kháng virus như thuốc Molnupiravir, Favipiravir… trở nên sôi động trên mạng xã hội.
Đây vốn là các loại thuốc kháng virus đang được sử dụng theo chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các trường hợp mắc Covid-19 và được chỉ định cấp phát miễn phí cho bệnh nhân F0. Số thuốc này được quản lý, kiểm soát chặt chẽ bởi Bộ Y tế và chưa được cấp phép lưu hành sản phẩm, bán trên thị trường.
Tuy nhiên, nhiều hội, nhóm mua bán các loại thuốc dành cho điều trị F0 này đua nhau xuất hiện trong thời gian gần đây khi thông tin về dịch bệnh diễn biến phức tạp trở lại.
Tin sáng 6-12: Yêu cầu cấp phép thuốc trị COVID-19 nhanh; F0 tại nhà có thể uống thuốc gì?
“Bộ Y tế vận dụng tối đa quy định của pháp luật để cấp phép thuốc mới điều trị COVID-19 nhanh hơn” – Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.
Còn F0 cách ly tại nhà có thể uống thuốc không kê đơn nào?
Hà Nội phong tỏa nhiều địa điểm khi phát hiện ca COVID-19 – Ảnh: NAM TRẦN
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Y tế chủ động dự báo nhu cầu các loại thuốc điều trị COVID-19 cho cả nước, cần có đ.ánh giá các loại thuốc kháng virus như Avigan, Molnupiravir, Paxlovid… để có phương án mua, sử dụng phù hợp.
Phó thủ tướng cũng giao Bộ Y tế khẩn trương nghiên cứu việc vận dụng tối đa quy định của pháp luật về thử nghiệm lâm sàng để có thể cấp phép lưu hành các thuốc mới điều trị COVID-19 nhanh hơn, đáp ứng yêu cầu cấp bách trong phòng chống dịch, trường hợp cần thiết báo cáo Chính phủ xem xét.
Theo thống kê của Bộ Y tế, ngày 5-12 ghi nhận 15.733 ca COVID-19, là mốc tăng mới về số mắc. Hiện còn 342.387 ca đang theo dõi, điều trị, trong đó có 209.000 ca đang theo dõi, điều trị tại nhà, trên 109.000 ca đang điều trị tại 901 bệnh viện, số còn lại điều trị tại các khu cách ly. Trong số các ca đang điều trị có 6.500 ca nặng phải thở oxy, thở máy.
So với trung bình 7 ngày trước, số ca nặng phải thở oxy ngày 5-12 tăng 5,1%, tuần này với tuần trước số mắc mới tăng hơn 23%, số ca mắc mới tăng 155,1%.
301 cán bộ, giáo viên, y bác sĩ và học viên của Học viện Quân y vừa trở lại TP.HCM cuối tuần qua, được biên chế thành 100 tổ y tế lưu động chăm sóc F0 tại nhà, tương tự cao điểm dịch hồi tháng 8-9 vừa qua.
Nhân viên y tế phát thuốc cho F0 điều trị tại nhà ở quận 8, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH
F0 cách ly tại nhà có thể uống thuốc không kê đơn nào?
Theo hướng dẫn của Sở Y tế TP.HCM ngày 5-12, bên cạnh 3 gói thuốc A, B và C được y tế địa phương cấp phát theo quy định thì bệnh nhân F0 cách ly tại nhà có thể sử dụng các thuốc không kê đơn để điều trị các triệu chứng thường gặp.
Thuốc chống sung huyết làm giảm nghẹt mũi:
– Phenylephrin hydrochlorid: thuốc nhỏ mũi hoặc thuốc uống phối hợp trong các thành phẩm thuốc ho, hạ nhiệt, giảm đau.
– Xylometazolin: thuốc tra mũi đơn thành phần hoặc phối hợp với Benzalkonium.
– Naphazolin: thuốc nhỏ mũi đơn thành phần hoặc phối hợp với Diphenylhydramin và/hoặc Procain.
Thuốc kháng histamin giúp giảm tiết nước mũi, thuốc ức chế ho:
– Clorpheniramin maleat: thuốc uống đơn thành phần hoặc phối hợp trong các thành phẩm thuốc ho, hạ nhiệt, giảm đau. Thuốc long đàm, tan đàm.
– Loratadin, Fexofenadin: thuốc uống làm giảm các triệu chứng chảy nước mắt, chảy nước mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, hắt hơi.
– Codein: thuốc uống phối hợp trong các thành phẩm thuốc ho, giảm đau.
– Sulfoguaiacol: thuốc uống đơn thành phần hoặc phối hợp trong các thành phẩm hạ nhiệt, giảm đau, chống ho.
– Alimemazin tartrat: điều trị các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi.
Dung dịch bù nước, điện giải:
– Guaiphenesin: thuốc uống đơn thành phần hoặc phối hợp với tác dụng chữa ho, hạ nhiệt, giảm đau. Thuốc hỗ trợ điều trị.
– Terpin hydrat: thuốc uống đơn thành phần hoặc phối hợp với codein làm loãng đàm, giúp dễ khạc đàm.
– Acetylcystein, Bromhexin, Carbocystein, Ambroxol: giảm độ quánh của đàm, được dùng khi chất tiết phế quản đặc.
– Cao khô lá thường xuân có tác dụng long đàm, tan đàm, chống co thắt phế quản.
Pha dung dịch Oresol theo hướng dẫn trên nhãn để uống khi bị tiêu chảy, mất nước. Các thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền để tăng sức đề kháng, điều trị triệu chứng hô hấp, giảm ho, sát khuẩn hầu họng.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Bộ Y tế: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin
Trong văn bản hỏa tốc về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện tiêm vắc xin COVID-19, Bộ Y tế cho hay còn một số địa phương có tỉ lệ sử dụng vắc xin/số vắc xin được phân bổ và độ bao phủ vắc xin còn thấp.
Nhiều người cao t.uổi, người có bệnh nền chưa được tiêm vắc xin có nguy cơ t.ử v.ong cao nếu nhiễm bệnh.
Bộ Y tế đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành khẩn trương chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho người dân trong độ t.uổi chỉ định; đảm bảo tiêm chủng an toàn theo các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đặc biệt lưu ý và ưu tiên tiêm chủng cho đối tượng là người từ 50 t.uổi trở lên, người mắc bệnh nền.
Hoàn thành việc bao phủ mũi 1 cho 100% dân số từ 12 t.uổi trở lên trong năm 2021 và tiêm mũi 2 cho những đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ thời gian. Các địa phương cũng xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi tăng cường và bổ sung.
Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân phường 11, quận Bình Thạnh – Ảnh: DUYÊN PHAN
Cục Quản lý dược cảnh báo tình trạng tẩy xóa, kéo dài hạn dùng thuốc
Qua công tác hậu kiểm, Cục Quản lý dược đã phát hiện một số cơ sở kinh doanh dược có vi phạm về việc “bán buôn thuốc thành phẩm cho cơ sở không có chức năng kinh doanh thuốc”, trong đó có các thuốc có hạn dùng còn lại ngắn.
Điều này đã tạo điều kiện cho một số đối tượng có hành vi tẩy xóa, thay đổi hạn dùng của thuốc để đưa ra lưu hành trên thị trường. Cục đã xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh dược có hành vi này.
Cục Quản lý dược yêu cầu các địa phương tăng cường công tác thanh kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong kinh doanh thuốc.
Xử lý nghiêm các trường hợp bán thuốc cho cơ sở không đúng với phạm vi kinh doanh trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, hoặc mua thuốc của cơ sở không đúng với phạm vi kinh doanh trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; bán thuốc cho cơ sở không có chức năng kinh doanh dược; kinh doanh thuốc quá hạn dùng…
Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ thị 23 ngày 23-8-2018 của Thủ tướng về việc tăng cường quản lý, kết nối các cơ sở cung ứng thuốc. Truy cập thường xuyên vào Hệ thống cơ sở dữ liệu dược quốc gia (địa chỉ website: http://duocquocgia.com.vn) để kịp thời phát hiện số lượng thuốc hết hạn dùng hoặc sắp hết hạn dùng.
Tiêm vắc xin Pfizer cho học sinh tại Trường THCS Hà Huy Tập, quận Bình Thạnh, TP.HCM chiều 29-10 – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Tình hình dịch bệnh ở một số tỉnh thành
– Hà Nội thêm 462 ca COVID-19 mới, 189 ca cộng đồng. Đây là ngày thứ 6 liên tiếp số ca COVID-19 mới mỗi ngày của Hà Nội lên hơn 400. Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 là 13.172 ca, trong đó số ca cộng đồng 5.212, số ca cách ly 7.960. Riêng từ ngày 11-10 đến nay, Hà Nội ghi nhận gần 9.200 ca mới.
– Ngày 5-12, Lào Cai ghi nhận thêm 9 ca COVID-19. Tính đến 18h ngày 5-12, Lào Cai đã có tổng cộng 222 bệnh nhân COVID-19. Trong đó, 160 bệnh nhân đã điều trị khỏi và ra viện. Hiện còn 62 bệnh nhân đang được cách ly, điều trị.
– Ngày 5-12, Sơn La phát hiện 9 ca dương tính. Từ ngày 5-10 đến 5-12, Sơn La đã phát hiện 131 ca dương tính là công dân trở về từ các tỉnh đang có dịch và một số ca lây nhiễm thứ phát trong tỉnh.
– Ngày 5-12, Hải Dương ghi nhận 88 ca COVID-19. Tính từ 12-10-2021 đến đến 16h chiều 5-12, tỉnh ghi nhận 965 ca COVID-19. Trong đó 109 ca từ vùng dịch, 27 ca cộng đồng.
– Từ ngày 15-10 đến ngày 5-12, tỉnh Hưng Yên ghi nhận gần 700 ca COVID-19. Hiện tại, Hưng Yên có 3 cơ sở đang thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, có hơn 300 bệnh nhân COVID-19 đang được cách ly, điều trị. Toàn tỉnh có 65 điểm phong tỏa do dịch COVID-19.
– Tối 5-12, Hà Nam công bố thêm 5 ca dương tính, trong đó có 2 bệnh nhân từ TP Hà Nội về. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp, số ca dương tính trên địa bàn tỉnh Hà Nam giảm mạnh. Tính từ ngày 19-9 đến tối 5-12, Hà Nam ghi nhận 1.427 ca COVID-19.
– Quảng Bình từ 6h ngày 4-12 đến 6h ngày 5-12 ghi nhận thêm 46 ca COVID-19 mới, trong đó có 42 ca cộng đồng. Từ ngày 7-10 đến 5-12, tỉnh ghi nhận 398 ca dương tính là người trở về từ vùng dịch. Tổng số ca toàn tỉnh hiện là 2.783 ca, trong đó 2.440 ca khỏi, 316 ca điều trị, 6 ca t.ử v.ong.
– Sáng 5-12, Quảng Ngãi ghi nhận thêm 65 ca COVID-19, trong đó có 6 ca cộng đồng, 16 ca là người về từ vùng dịch. Từ ngày 26-6 đến nay, Quảng Ngãi ghi nhận 3.019 ca COVID-19.
– Bến Tre từ 18h ngày 4-12 đến 11h ngày 5-12, tỉnh có 332 ca COVID-19, nâng tổng số ca toàn tỉnh là 10.397 ca. Trong đó có 4.541 ca ra viện, 70 ca t.ử v.ong. Trong số ca mắc mới có 315 ca cộng đồng, 13 ca khu cách ly, 4 ca ngoài tỉnh.