Ung thư mô liên kết: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Ung thư mô liên kết là một loại ung thư hình thành trong mô mềm – cụ thể là mô cơ xương hoặc đôi khi là các cơ quan rỗng như bàng quang hoặc tử cung.

Mặc dù ung thư mô liên kết có thể phát sinh ở bất cứ đâu trong cơ thể, nhưng nó có nhiều khả năng bắt đầu ở: vùng đầu và cổ, hệ thống tiết niệu như bàng quang, hệ thống sinh sản như â.m đ.ạo, tử cung và t.inh h.oàn, tay và chân.

Dấu hiệu ung thư mô liên kết

Theo Mayo Clinic, các dấu hiệu ung thư mô liên kết phụ thuộc vào vị trí của ung thư. Nếu ung thư ở vùng đầu hoặc cổ, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm đau đầu, phồng hoặc sưng mắt, c.hảy m.áu mũi, họng hoặc tai.

Nếu ung thư ở hệ thống tiết niệu hoặc sinh sản, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm khó đi tiểu và tiểu ra m.áu, khó đi tiêu, một khối hoặc c.hảy m.áu trong â.m đ.ạo hoặc trực tràng.

ung thu mo lien ket dau hieu nhan biet va cach dieu tri 4dc 6201366

Ung thư mô liên kết là bệnh ung thư hình thành trong các mô mềm (Ảnh: L.S).

Nếu ung thư ở tay hoặc chân, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm sưng tấy hoặc nổi cục ở cánh tay hoặc chân, đau ở vùng bị ảnh hưởng, mặc dù đôi khi không đau

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư mô liên kết

Đến nay các chuyên gia không rõ nguyên nhân gây ra ung thư mô liên kết. Họ biết rằng ung thư mô liên kết bắt đầu khi một tế bào phát triển những thay đổi trong DNA của nó. DNA của tế bào chứa các chỉ dẫn cho tế bào biết phải làm gì. Những thay đổi khiến tế bào nhân lên nhanh chóng và tiếp tục sống khi các tế bào khỏe mạnh bình thường sẽ c.hết. Kết quả là một khối u các tế bào bất thường có thể xâm nhập và phá hủy các mô cơ thể khỏe mạnh. Các tế bào bất thường có thể vỡ ra và di căn khắp cơ thể.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư mô liên kết bao gồm:

– T.iền sử gia đình mắc bệnh ung thư

Nguy cơ mắc bệnh ung thư mô liên kết cao hơn ở t.rẻ e.m có họ hàng cùng huyết thống, chẳng hạn như cha mẹ hoặc anh chị em ruột, người đã mắc bệnh ung thư, đặc biệt nếu bệnh ung thư đó xảy ra khi còn nhỏ. Nhưng hầu hết t.rẻ e.m bị ung thư mô liên kết không có t.iền sử gia đình bị ung thư.

– Các hội chứng di truyền làm tăng nguy cơ ung thư

Trong một số trường hợp hiếm hoi, ung thư mô liên kết có liên quan đến các hội chứng di truyền được truyền từ cha mẹ sang con cái, bao gồm u xơ thần kinh loại 1, hội chứng Noonan, hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Beckwith-Wiedemann và hội chứng Costello.

Ung thư mô liên kết có thể lây lan từ nơi nó bắt đầu sang các khu vực khác, làm cho việc điều trị và phục hồi khó khăn hơn. Ung thư mô liên kết thường lan đến phổi, hạch bạch huyết và xương.

Ung thư mô liên kết được điều trị như thế nào?

Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị dành riêng cho từng bệnh nhân dựa trên sức khỏe tổng thể và tình trạng bệnh gồm: giai đoạn bệnh, loại ung thư mô liên kết, nhóm nguy cơ, vị trí khối u..

Bác sĩ thường điều trị ung thư mô liên kết bằng cách kết hợp giữa hóa trị và các liệu pháp khác như phẫu thuật, xạ trị…

Hóa trị là phương pháp phổ biến nhất, có thể hóa trị trước khi phẫu thuật thu nhỏ khối u để có thể loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư. Phương pháp này được dùng để điều trị khi ung thư đã lan rộng.

Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ khối u càng nhiều càng tốt. Nếu khối u lớn bạn sẽ phải hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp cả hai để thu nhỏ khối u.

Liệu pháp xạ trị được sử dụng cùng với hóa trị để thu nhỏ kích thước khối u trước khi phẫu thuật.

Các phương pháp điều trị tích cực cần thiết để kiểm soát bệnh có thể gây ra các tác dụng phụ đáng kể, cả về ngắn hạn và dài hạn. Bác sĩ có thể giúp bạn quản lý các tác dụng phụ xảy ra trong quá trình điều trị và cung cấp cho bạn danh sách các tác dụng phụ cần theo dõi trong những năm sau khi điều trị.

Tái tạo bàng quang từ ruột non trị ung thư

Nam bệnh nhân 37 t.uổi đã mổ khối u bàng quang 5 năm trước, nay ung thư tái phát buộc phải cắt toàn bộ bàng quang ngăn di căn.

Ba tháng gần đây, anh thường xuyên đau tức bụng dưới, tiểu m.áu nhiều lần. Cơ sở y tế gần nhà chẩn đoán anh bị ung thư bàng quang tái phát, cần đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị. Do dịch Covid-19 tại TP HCM bùng phát, việc điều trị bị gián đoạn, sức khỏe bệnh nhân ngày càng suy yếu.

Ngày 5/10, bác sĩ Nguyễn Vĩnh Bình, Trưởng khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện Xuyên Á, cho biết tình trạng lúc nhập viện của bệnh nhân rất nguy kịch, biến chứng suy thận cấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, thiếu m.áu nặng do mất m.áu kéo dài.

Các bác sĩ điều trị những biến chứng, soi bàng quang, chụp cắt lát vi tính (MSCT) hệ niệu 160 lát cắt để đ.ánh giá giai đoạn của bệnh. Hướng điều trị tối ưu đưa ra cho bệnh nhân là phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc nhằm ngăn chặn nguy cơ ung thư di căn; đồng thời tạo một bàng quang nhân tạo làm nơi chứa nước tiểu để đảm bảo hoạt động cơ thể bình thường sau này.

Sau một tuần điều trị biến chứng nhiễm khuẩn, lọc m.áu hai lần và truyền bù m.áu, bệnh nhân đủ điều kiện để tiến hành phẫu thuật. Các bác sĩ đã phẫu thuật nội soi cắt bỏ bàng quang, tuyến t.iền liệt, túi tinh, hai ống dẫn tinh, nạo vét toàn bộ hạch để loại bỏ hoàn toàn khối u. Cuối cùng, các bác sĩ lấy một đoạn ruột non khoảng 60 cm của bệnh nhân tạo hình thành túi chứa nước tiểu. Bàng quang tái tạo này được nối với niệu đạo, bệnh nhân vẫn có thể đi tiểu theo đường tự nhiên.

Theo bác sĩ Minh, trong suốt 8 giờ phẫu thuật, ê kíp gặp không ít bất lợi như bàng quang quá to gây khó khăn cho ca mổ nội soi. Trong khi đó, mạc treo ruột (phần gắn ruột vào thành bụng) ngắn khiến việc tạo hình khó khăn; các mạch m.áu lớn vùng chậu teo nhỏ do di chứng bại liệt của bệnh nhân khi còn nhỏ, nếu bất cẩn có thể cắt đứt nguồn mạch m.áu nuôi hai chi dưới.

Hiện, sau hai tuần hậu phẫu, bệnh nhân không còn mệt mỏi, tiểu m.áu hay phải chịu đựng những cơn đau rát, buốt h.ành h.ạ khi đi tiểu. Bệnh nhân ăn uống ngon miệng hơn, cơ thể hồi phục và dần thích nghi với bàng quang mới.

tai tao bang quang tu ruot non tri ung thu a2b 6140808

Bệnh nhân (ngồi) chụp ảnh cùng các bác sĩ điều trị trước khi xuất viện. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á

Đây là ca điển hình được tái tạo bàng quang từ ruột non, sau khi phải cắt bàng quang để điều trị ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á. Trước đây, với các ca tương tự, khi chưa có kỹ thuật tạo hình bàng quang thay thế bằng ruột, bác sĩ phải mở hai niệu quản ra da. Như vậy, bệnh nhân phải mang bên người hai túi dẫn lưu niệu quản chứa chất thải, ảnh hưởng sinh hoạt và có nguy cơ n.hiễm t.rùng.

Ung thư bàng quang là bệnh phổ biến thứ 7 trong các bệnh ung thư của nam giới và thứ 10 ở cả hai giới. Tại Việt Nam, theo thống kê của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) năm 2020, ung thư bàng quang đứng thứ 20 về số lượng bệnh nhân được phát hiện trong tất cả loại ung thư, bác sĩ Minh thông tin.

Triệu chứng thường gặp của ung thư bàng quang là đi tiểu ra m.áu. Người tiểu m.áu nên đi khám ngay, nhằm chẩn đoán sớm ung thư bàng quang và điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *