Người phụ nữ 64 t.uổi bị nhồi m.áu não, nhập viện lúc nửa đêm, được cứu sống trong chớp mắt bởi chính các bác sĩ tuyến y tế cơ sở.
Gần nửa đêm, thấy mẹ nói ngọng, méo miệng, yếu dần nửa người, con trai bà L.T.L liền đưa mẹ vào bệnh viện cách nhà 25km để cấp cứu.
Người phụ nữ 64 t.uổi ở huyện Văn Chấn nhập viện Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ ( Yên Bái) lúc 0h30 ngày 16/12. Ngay lập tức, ê kíp bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân chụp CT, xét nghiệm m.áu…
Sau khi xác định loại trừ khả năng bệnh nhân bị xuất huyết não, chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết cho người bị nhồi m.áu não được đưa ra, sau 2h30 phút từ khi bệnh nhân có dấu hiệu đầu tiên của bệnh lý này.
Sau 1 tiếng truyền chậm thuốc và liều tăng cường, bệnh nhân liên tục được theo dõi 15 phút/lần. Tới sáng 16/12, nữ bệnh nhân cải thiện tình trạng nói ngọng, mạch m.áu được tái thông. Một ngày sau vào viện, bệnh nhân tỉnh táo, trao đổi được với bác sĩ, bắt đầu cử động được 1/2 người phải.
” Bệnh nhân đã được can thiệp thành công” – BS. Giàng A Vũ chia sẻ với TS. Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) khi nhóm bác sĩ tới thăm bệnh nhân sáng 17/12.
TS Nguyễn Trọng Khoa (bìa phải) đ.ánh giá cao phản ứng nhanh nhạy của ê kip BVĐK Khu vực Nghĩa Lộ trong chẩn đoán sớm, chính xác để can thiệp thành công bệnh nhân. Ảnh: Võ Thu
Đ.ánh giá cao phản ứng nhanh nhạy của ê kip bệnh viện trong chẩn đoán sớm, chính xác tình trạng bệnh nhân, TS Khoa cho hay điều này rất quan trọng bởi đó là “chìa khoá” để đưa ra chỉ định kịp thời, cứu sống người bệnh. Ca cấp cứu này cũng cho thấy nhận thức của người dân về đột quỵ được nâng lên khi thấy các dấu hiệu ban đầu đã kịp thời đi cấp cứu.
Nhờ được các bác sĩ Trung tâm Cấp cứu (A9) Bệnh viện Bạch Mai đào tạo kỹ, từ giữa năm 2018, BVĐK Khu vực Nghĩa Lộ đã làm chủ kỹ thuật tiêu sợi huyết cứu sống hơn 10 bệnh nhân/năm. Đường xa, khó đi, trước đây một ca đột quỵ, nhồi m.áu não hay xuất huyết não ở khu vực thị xã Nghĩa Lộ phải chuyển lên Hà Nội nhanh nhất là 3,5 giờ đồng hồ, chưa kể thời gian chụp chiếu, xét nghiệm trước can thiệp…, nghĩa là bệnh nhân sẽ bị trễ quãng “thời gian vàng”.
Không chỉ nâng tầm từ tuyến y tế cơ sở với những kỹ thuật khó, những năm gần đây, Yên Bái phát triển kỹ thuật cao, sâu ở Bệnh viện đa khoa tỉnh có quy mô 500 giường, đơn cử như ngành tim mạch can thiệp, ngoại khoa, cấp cứu, chấn thương chỉnh hình…
Bác sĩ BVKĐ tỉnh Yên Bái làm chủ kỹ thuật can thiệp mạch bằng máy DSA
BS. Trần Văn Lâm, Đơn vị Tim mạch thuộc khoa Nội AB, cho biết trước năm 2020 (khi chưa có máy DSA), 100% các ca bệnh có biểu hiện đau ngực và tổn thương mạch vành đều phải chuyển tuyến lên Hà Nội, quá trình di chuyển mất khoảng 3-5 giờ đồng hồ, đặt ra rất nhiều nguy cơ cho bệnh nhân.
2 năm nay, nhờ được các chuyên gia hàng đầu từ Bệnh viện Bạch Mai dìu dắt, các bác sĩ của khoa đã làm chủ được kỹ thuật can thiệp mạch trên máy DSA, mỗi tháng can thiệp mạch từ 30-40 bệnh nhân, đặt stent từ 10-15 ca. Thời gian cho mỗi cuộc can thiệp (như nhồi m.áu cơ tim cấp) rút ngắn chỉ còn 20 phút.
BS. Trần Lan Anh – Giám đốc BVĐK tỉnh Yên Bái cho hay xác định nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh là khâu đột phá, thời gian qua, Bệnh viện đã chú trọng triển khai kỹ thuật mới, chuyên sâu mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người bệnh, nhất là đối với bệnh nhân nghèo được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại địa phương. Ngoài duy trì các kỹ thuật hiện có, Bệnh viện liên tục phát triển các kỹ thuật cao vượt tuyến…
Mới đây, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân nam 21 t.uổi, được chuyển từ tuyến huyện trong tình trạng sốt cao, khó thở, tím môi, ngọn chi; SpO2 giảm xuống 89%; tim nhịp nhanh; bụng chướng… Bệnh nhân đã đau bụng 3 ngày liên tục nhưng không điều trị, t.iền sử suy tim, thông liên thất chưa phẫu thuật…
Kết quả chẩn đoán nhanh chóng được đưa ra sau cuộc hội chẩn liên khoa, bệnh nhân bị viêm phúc mạc ruột thừa/Suy tim NYHA III – Thông liên thất, cần phẫu thuật ngay nếu không sẽ có nguy cơ sốc n.hiễm t.rùng, trên nền bệnh nhân có bệnh tim nặng có nhiều nguy cơ xấu xảy ra trong và sau mổ.
Trước đây, với những ca bệnh nặng như trên, bệnh nhân sẽ được chuyển tuyến trên. Nhưng nay, bệnh viện đã quyết định phẫu thuật ngay tại cơ sở. Các bác sĩ gây mê hồi sức vừa gây mê để mổ vừa hồi sức tim phổi, dùng các thuốc trợ tim để tránh nguy cơ ảnh hưởng xấu đến tim. Trong khi đó, kíp bác sĩ khác mổ ruột thừa đã vỡ và nằm ở vị trí quặt sau manh tràng dưới gan.
Sau 45 phút, ca mổ thành công, người bệnh thoát mê an toàn, duy trì các thuốc trợ tim trong thời gian hậu phẫu. Sau 7 ngày, người bệnh ra viện.
Xác định nhân lực là vấn đề cốt lõi trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, xóa mờ khoảng cách y tế miền núi, BVĐK khu vực Nghĩa Lộ và BVĐK tỉnh Yên Bái liên tục cử cán bộ đi đào tạo, tập huấn và theo dõi hội chẩn trực tuyến qua hệ thống Telemedicine, Telehealth, kết nối với các bệnh viện Trung ương. Riêng BVĐK tỉnh thời gian qua đã cử đi đào tạo sau đại học 51 cán bộ (1 tiến sĩ, 7 chuyên khoa II, 10 thạc sĩ, 33 chuyên khoa I)…
Gần 20 trẻ ngộ độc quả hồng châu, 1 bé t.ử v.ong
Hàng loạt trẻ ở cùng 1 thôn tại tỉnh Lào Cai vừa bị ngộ độc quả hồng châu – loại quả rừng phổ biến ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Do quá nặng, 1 trẻ đã t.ử v.ong tại Bệnh viện Sản nhi Lào Cai, các trường hợp nhẹ hiện đang điều trị tại Bệnh viện huyện Văn Bàn. Còn 8 trẻ (từ 9 tới 13 t.uổi) được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương vào rạng sáng 4/10.
Cả 8 trường hợp được đưa vào khoa Cấp cứu – chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương đều trong tình trạng đau bụng, mệt mỏi, buồn nôn, rối loạn nhịp tim.
Được biết, các cháu trên đường đi học về, thấy quả chín, vỏ màu tím, dễ hái, vị ngọt nên đã cùng nhau ăn mà không biết đây là loại quả có độc. Trước đó, đã có hàng loạt trẻ ở Hà Giang cũng đã ngộ độc loại quả này khiến 3 trường hợp t.ử v.ong. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho loại quả này.
Trong 8 trẻ nhập viện hiện có 3 trường hợp nặng với dấu hiệu suy gan, nhịp tim chậm. Các trường hợp còn lại may mắn ăn dưới 10 quả, nên lượng độc tố thấp, hiện đã ổn định.