Chơi thể thao, té ngã là những nguyên nhân phổ biến gây đau bàn tay. Trong một số trường hợp, đột ngột đau ở bàn tay có thể cảnh báo vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.
Đột ngột đau ở bàn tay có thể cảnh báo những vấn đề sức khỏe sau:
Đau ở bàn tay có rất nhiều nguyên nhân, từ viêm khớp đến tổn thương dây thần kinh. Ảnh SHUTTERSTOCK
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, khiến hệ miễn dịch tấn công các tế bào và mô khỏe mạnh. Tình trạng này sẽ gây viêm khắp cơ thể, đặc biệt là các khớp nhỏ ở bàn tay, theo Newsbreak.
Nếu viêm khớp dạng thấp xuất hiện ở bàn tay thì sẽ khiến các khớp ở ngón tay và cổ tay bị cứng, đau dai dẳng. Người bệnh sẽ khó thực hiện các công việc thường nhật.
Rối loạn đông m.áu
Bàn tay bị phù đỏ, nóng, yếu sức, lực nắm giảm có thể là dấu hiệu của rối loạn đông m.áu hoặc đau tim. Khi đó, người bệnh phải ngay lập tức đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Tổn thương dây thần kinh
Dây thần kinh ulnar là một trong số những dây thần kinh chính của cánh tay, kiểm soát chức năng cảm giác ở ngón đeo nhẫn và ngón út. Ngoài ra, dây thần kinh ulnar còn điều khiển động tác uốn cong cổ tay, cử động ngón tay cái và cầm các vật nhỏ.
Khi dây thần kinh này bị tổn thương hay chèn ép thì người bệnh sẽ có cảm giác đau, tê, ngứa ran hoặc yếu sức ở bàn tay.
Vấn đề lưu thông m.áu
Ở bệnh động mạch ngoại vi (PAD), các mảng bám có thể tích tụ bên trong động mạch gây tắc nghẽn lưu thông m.áu một phần hoặc hoàn toàn. Tình trạng này có thể làm giảm lưu thông m.áu đến bàn tay và chân, khiến những vị trí này sẽ đau khi vận động.
Những người hút t.huốc l.á, thừa cân, tiểu đường, cao huyết áp, nồng độ cholesterol trong m.áu cao sẽ có nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại vi nhiều hơn người thường.
Nhìn chung, nếu cơn đau ở bàn tay kéo dài quá 2 tháng thì người mắc cần phải đến bác sĩ kiểm tra. Trong trường hợp đau bàn tay kèm theo sốt, lực cánh tay và chân ngày càng yếu thì phải đến bác sĩ khám càng sớm càng tốt, theo Newsbreak.
Bệnh nhân cao huyết áp nên ăn gì trước khi tiêm Covid-19?
Bố tôi bị cao huyết áp, có t.iền sử tim mạch, chuẩn bị tiêm vaccine Covid-19. Bố nên ăn gì để ổn định đường huyết trước tiêm, tránh rối loạn đông m.áu? (Diệu Vy)
Trả lời: Thông thường, người có các bệnh lý như bố bạn sẽ sử dụng thuốc thường xuyên. Do đó, lưu ý trong những ngày trước khi đi tiêm chúng ta phải uống thuốc đều đặn để duy trì thể trạng ổn định. Thứ hai, bạn nên theo dõi huyết áp thường xuyên bởi đôi khi chỉ số của người bệnh vẫn cao hơn bình thường dù có uống thuốc. Trong một số trường hợp, người bệnh phải uống liều thuốc cao hơn để ổn định huyết áp và tim mạch trong giai đoạn chuẩn bị đi tiêm để đảm bảo các tiêu chí khám sàng lọc trước tiêm.
Thứ ba, người bệnh cần ngủ đủ giấc, ít nhất là một tuần trước khi tiêm. Những người lớn t.uổi hay lo lắng, dẫn tới mất ngủ, huyết áp tăng lên. Do đó, bạn nên trấn an bố của mình để tránh tình trạng không được tiêm do huyết áp tăng bởi lo sợ.
Khẩu phần ăn vẫn nên duy trì như hàng ngày, thậm chí, không cần phải bồi dưỡng thêm. Ngày đi tiêm, người bệnh nên ăn sáng đầy đủ trước khi đi. Sau khi tiêm, chế độ ăn cũng nên giữ nguyên. Trong trường hợp gặp các tác dụng phụ như nôn, sốt… bố bạn chỉ cần ăn đồ mềm hơn, không nhất thiết phải có chế độ ăn đặc biệt sau tiêm.
Tiến sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi
Cố vấn chuyên môn tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome