Các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc đã phát hiện ra thần dược chống lại sự lão hóa, giúp kéo dài t.uổi thọ, teo nhỏ khối u ung thư trong quả nho.
Theo Medical Xpress, “thần dược” đó mang tên procyanidin C1 (PCC1), một chất hóa học được chiết xuất từ hạt nho.
Nhóm tác giả từ Học viện Khoa học Trung Quốc, Đại học Tế Nam, Đại học Y khoa Binzhou (Trung Quốc), Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence ở Berkeley, Mayo Clinic (Mỹ) đã sàng lọc 46 chất chiết xuất từ thực vật khác nhau để tìm kiếm “thần dược” chống lão hóa tự nhiên.
Hạt nho chứa PCC1, một “thần dược” giúp đẩy lùi quá trình lão hóa, hỗ trợ làm teo nhỏ khối u ung thư (Ảnh minh họa từ Internet).
Thử nghiệm trên chuột cho thấy PCC1 có tác động vượt trội nhất, chuột đã tăng được 6% t.uổi thọ tổng thể và khoảng 60% t.uổi thọ trung bình khi được tiêm PCC1. Nguyên nhân là PCC1 đã làm chậm quá trình lão hóa, các cơ quan chậm “hư hỏng” do vậy mà kéo dài được t.uổi thọ.
Đáng chú ý là khi tiêm chất này vào chuột bị ung thư như một biện pháp kết hợp hóa trị thông thường, các nhà khoa học nhận ra khối u đã bị teo nhỏ mà không hề có tác dụng phụ tiêu cực.
Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục thử nghiệm lâm sàng và nếu tiếp tục thành công, PCC1 có tiềm năng trở thành loại thuốc “trường sinh bất lão” mà bấy lâu con người tìm kiếm.
Trước đó, một số nghiên cứu dạng quan sát cho thấy phương án ăn nho luôn cả hạt có tác động tốt lên sức khỏe con người, mà ban đầu các nhà khoa học dự đoán lý do là vì hạt nho chứa nhiều chất chống oxy hóa.
Với phát hiện về PCC1, việc ăn trọn vẹn cả quả nho có lẽ là gợi ý thú vị và dễ dàng khi PCC1 chưa được điều chế thành thuốc. Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Metabolism.
Chế độ ăn giàu kẽm giúp phòng tránh ung thư đường tiêu hóa
Các nghiên cứu cho thấy, một số vitamin và chất khoáng cũng như các chất chống oxy hóa trong thực phẩm có vai trò phòng chống ung thư, làm chậm quá trình lão hóa ở người.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ung thư các bộ phận của đường tiêu hóa như: vòm miệng, thực quản, dạ dày, đại tràng… được chứng minh là có liên quan đến thói quen ăn uống.
Các nghiên cứu cho thấy, một số vitamin và chất khoáng cũng như các chất chống oxy hóa trong thực phẩm có vai trò phòng chống ung thư, làm chậm quá trình lão hóa ở người.
Kẽm là một vi khoáng đã được biết đến với vai trò kích thích tăng trưởng, tăng miễn dịch, phòng chống các bệnh n.hiễm t.rùng ở người và động vật, đặc biệt là phòng chống bệnh n.hiễm t.rùng hô hấp và tiêu chảy ở t.rẻ e.m. Tạp chí Nghiên cứu về Ung thư của Mỹ đã công bố nhiều nghiên cứu phát hiện ra vai trò của kẽm trong phòng chống ung thư thực quản ở chuột thực nghiệm.
Các thực phẩm giàu kẽm.
Trong một nghiên cứu, các tác giả đã cho chuột ăn một chế độ thiếu kẽm trong vòng 5 tuần, sau đó được bơm một liều NMBA (chất gây ung thư thực quản) với liều 2mg/kg cân nặng của chuột vào đường miệng, đây là một mô hình gây ung thư thực nghiệm đường tiêu hóa đã được áp dụng rộng rãi trong thập kỷ qua. Sau khi nhận chất gây ung thư NMBA, ngay lập tức một nhóm chuột được chuyển sang ăn chế độ phục hồi đủ kẽm, một nhóm vẫn tiếp tục ăn chế độ thiếu kẽm như trước. Các theo dõi biến đổi về tế bào học của biểu mô thực quản được thực hiện sau một giờ, 24 giờ, 72 giờ và 432 giờ (18 ngày).
Kết quả cho thấy ở nhóm chuột được ăn chế độ phục hồi đủ kẽm có tỷ lệ xuất hiện khối u biểu mô thực quản là 8%, ít hơn hẳn so với nhóm chuột đối chứng (vẫn ăn chế độ thiếu kẽm) có tỷ lệ xuất hiện khối u là 93% tại thời điểm 15 tuần sau ăn chất gây ung thư NMBA.
Các tác giả đã chứng minh cơ chế tác dụng của kẽm trong phòng chống ung thư là liên quan tới sự lập trình c.hết (Apoptosis) của tế bào biểu mô thực quản khi tiếp xúc với chất gây ung thư.
Bằng theo dõi phát triển tế bào, nghiên cứu đã cho thấy quá trình Apoptosis được thiết lập rất sớm: 5-30 phút ngay khi tiếp xúc với chất độc NMBA.
Nếu ăn đủ kẽm sẽ giúp cho quá trình lập trình có lợi xảy ra, tức là loại trừ những tế bào bất thường bị nhiễm độc; ngược lại nếu chế độ ăn không đủ kẽm, hoặc cơ thể bị thiếu kẽm thì các tế bào bị nhiễm chất độc sẽ được lập trình để tiếp tục tồn tại và phát triển thành khối u hoặc ung thư.
Kẽm có nhiều trong sò, nghêu, sữa, trứng, gan động vật, đậu, thịt gia súc, gia cầm và trong ngũ cốc thô.
Thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu nằm trong số những nguồn cung cấp kẽm tốt nhất. Vì kẽm trong những thực phẩm này có thể hấp thụ dễ dàng hơn so với các nguồn khác. Các chuyên gia khuyên nên ăn tới 500g thịt đỏ nấu chín mỗi tuần.
Thịt đỏ đun lâu có hàm lượng kẽm cao hơn thịt nấu theo những cách khác. Ngoài ra, những bằng chứng mới gợi ý rằng, uống sữa có thể giúp hấp thụ kẽm từ những thực phẩm nhiều phytate cao như ngũ cốc.