Cứu trẻ sơ sinh 1 ngày t.uổi bị đa hồng cầu

Trẻ sơ sinh 1 ngày t.uổi bị đa hồng cầu kèm nhiều bệnh lý nặng vừa được các bác sĩ điều trị thành công.

Chiều 13.12, theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, một trẻ sơ sinh 1 ngày t.uổi bị đa hồng cầu kèm nhiều bệnh lý nặng vừa được các bác sĩ của bệnh viện điều trị thành công.

cuu tre so sinh 1 ngay tuoi bi da hong cau 4b0 6209842

Bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị đa hồng cầu. Ảnh PHƯƠNG CHI

Bé sơ sinh này con sản phụ T.T.B.M (ngụ Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ), sinh mổ song thai 37 tuần, cân nặng lúc sinh 2,5 kg. Mẹ bé bị tiểu đường thai kỳ và được kiểm soát đường huyết bằng cách điều chỉnh chế độ ăn.

Sau sinh, bé được đưa vào hồi sức trong tình trạng suy hô hấp cấp, đỏ da, bú kém. Bác sĩ đã thực hiện xét nghiệm và phát hiện bé có hiện tượng cô đặc m.áu, bạch cầu m.áu tăng, phản ứng viêm tăng. Bác sĩ chẩn đoán bé bị suy hô hấp, đa hồng cầu, n.hiễm t.rùng sơ sinh… và tiến hành xử trí thở NCPAP (thở áp lực dương liên tục qua mũi), trích m.áu qua sonde tĩnh mạch rốn và truyền dịch. Sau thời gian điều trị, tình trạng suy hô hấp, n.hiễm t.rùng cải thiện tốt, cô đặc m.áu của bé đã giảm đáng kể.

Theo BS.CK2 Phạm Nguyễn Yến Trang, Phó trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, đa hồng cầu sơ sinh là tình trạng tăng số lượng hồng cầu làm tăng độ nhớt của m.áu. Hiện tượng đa hồng cầu sẽ gây ra cô đặc m.áu làm nghẽn dòng lưu thông, nhất là những mạch m.áu nhỏ biểu hiện trẻ tím, đỏ da, bú yếu, khó thở… Tình trạng đa hồng cầu khi có chỉ định trích m.áu nếu không được xử trí kịp thời sẽ rất nguy hại cho trẻ.

Để phòng tránh bệnh đa hồng cầu và các bệnh lý khác cho trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai cần khám thai định kỳ và quản lý thai nghén tốt nhằm phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ để điều trị sớm. Đặc biệt, thai phụ bị bệnh lý tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ cần đến cơ sở y tế để được khám, theo dõi và điều chỉnh đường huyết ổn định. Trẻ sơ sinh cần được theo dõi sát, phát hiện sớm dấu hiệu bất thường (ngủ ly bì, bú kém, sốt, vàng da, thở bất thường…) và phải đưa đến khám, điều trị ngay tại cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa.

Đường huyết trước khi ngủ bao nhiêu là tốt cho sức khỏe?

Những người mắc bệnh tiểu đường nên thường xuyên kiểm tra đường huyết.

Đây là bước quan trọng giúp họ có thể sống chung với bệnh. Với một số trường hợp, người bệnh phải kiểm tra đường huyết vài lần trong ngày, đặc biệt là trước khi ngủ.

Người mắc bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát đường huyết tốt thì sẽ phải đối mặt nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là những biến chứng liên quan đến tim mạch, theo Newsbreak .

duong huyet truoc khi ngu bao nhieu la tot cho suc khoe dd5 6111755

Hai thời điểm quan trọng nhất để đo đường huyết trong ngày là trước bữa ăn và trước khi ngủ. Ảnh SHUTTERSTOCK

Do đó, bệnh nhân tiểu đường muốn sống chung với bệnh thì phải có một lối sống lành mạnh. Ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyên là cực kỳ quan trọng.

Người mắc tiểu đường nên tránh xa các món có nhiều đường và tinh bột trắng. Họ cũng cần tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần. Sự kết hợp này sẽ giúp đường huyết luôn duy trì ở mức tối ưu, nhờ đó mà hạn chế rất nhiều nguy cơ xảy ra biến chứng.

Với việc theo dõi đường huyết, một số người lại phải kiểm tra nhiều lần trong ngày, chẳng hạn như người mắc tiểu đường loại 1.

Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, những bệnh nhân tiểu đường loại 1 phải kiểm tra đường huyết tối đa 4 lần/ngày. Hai thời điểm quan trọng nhất để đo đường huyết trong ngày là trước bữa ăn và trước khi ngủ.

Vào thời điểm trước khi ngủ, mức đường huyết được khuyến cáo ở mỗi độ t.uổi sẽ khác nhau như sau:

Người trưởng thành: từ 30 đến 150 mg/dL.

Người từ 13 đến 19 t.uổi: từ 90 đến 150 mg/dL.

Trẻ dưới 6 t.uổi: từ 110 đến 200 mg/dL.

Ngoài ra, với một số bệnh nhân tiểu đường thì cũng cần kiểm tra đường huyết vào lúc trước và sau khi tập luyện thể thao nếu tập cường độ cao. Cơ thể đang không khỏe hoặc căng thẳng sẽ dễ khiến đường huyết biến động. Khi đó, người bệnh có thể cần kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn.

Bệnh tình và thể trạng của mỗi người mắc tiểu đường sẽ khác nhau. Do đó, nếu muốn biết chính xác lượng đường huyết cần điều chỉnh và lời khuyên cho lối sống lành mạnh thì người bệnh hãy tìm đến bác sĩ, theo Newsbreak .

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *