Xông thuốc phòng Covid-19, b.é g.ái 14 t.uổi bỏng nặng

B.é g.ái 14 t.uổi được gia đình cho xông t.huốc l.á để phòng bệnh Covid-19. Tuy nhiên, em bị ngã úp mặt vào nồi nước xông, bỏng nặng toàn bộ vùng đầu, mặt, cổ.

xong thuoc phong covid 19 be gai 14 tuoi bong nang 777 6218040

Ngày 18/12, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết vừa tiếp nhận một trường hợp bị bỏng nước sôi nghiêm trọng.

Bệnh nhi là em T.L.N.P (14 t.uổi) được chuyển lên từ một bệnh viện tại tỉnh Đồng Nai. Tai nạn xảy ra khi gia đình cho P. xông t.huốc l.á để phòng ngừa Covid-19. Trong lúc xông, P. đột ngột lên cơn co giật và ngã úp mặt vào nồi nước xông đang sôi khoảng 1 phút. Sau đó, bệnh nhi bất tỉnh.

Em nhập viện trong tình trạng bỏng nước sôi nặng khu vực đầu – mặt – cổ, được chuyển lên cấp cứu ở Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM. Nạn nhân được trợ thở bằng máy, truyền dịch nuôi ăn, khống chế n.hiễm t.rùng từ các vết bỏng bằng kháng sinh mạnh. Bác sĩ cho biết, em có thể sẽ bị ảnh hưởng đến ngoại hình và sinh hoạt vì các sẹo dính.

Từ tai nạn thương tâm trên, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM khẳng định xông thuốc không thể ngăn ngừa hay chữa khỏi bệnh Covid-19. Xông t.huốc l.á, tinh dầu chỉ giúp làm dịu triệu chứng hô hấp, dịu thần kinh, giảm đau nhức.

Phụ huynh không lạm dụng xông hơi, không được xông trực tiếp vào người. Với trẻ có bệnh lý, nền cần tuân thủ theo tư vấn và chỉ định của bác sĩ.

Trước đó, Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch Covid-19″. Trong đó, hướng dẫn 2 phương pháp xông phòng ở, nơi làm việc, nhằm hạn chế và phòng ngừa bệnh với các nguyên liệu tự nhiên hoặc tinh dầu được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành.

Tuy nhiên, Bộ Y tế lưu ý, cả hai phương pháp này đều không được xông trực tiếp vào người. Không xông tinh dầu trong phòng ngủ có t.rẻ e.m dưới 30 tháng t.uổi, có t.iền sử co giật do sốt cao, động kinh, người bị dị ứng với tinh dầu.

Nhiễm khuẩn, thủng đầu mũi sau nâng mũi 4 năm

Chiều 8/12, Bệnh viện Da liễu TP.HCM thông tin đơn vị này vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp tai biến nhiễm khuẩn thủng đầu mũi sau phẫu thuật nâng mũi cách đây 4 năm.

Bệnh nhân N.T.D.T. (ngụ tại Quận 12) đến Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ – Bệnh viện Da liễu TP.HCM khám trong tình trạng đầu chóp mũi bị sưng đỏ, vật liệu nâng mũi bị lộ ra ngoài ở phần đầu mũi.

nhiem khuan thung dau mui sau nang mui 4 nam c70 6198884

Chị T. nhập viện trong tình trạng đầu chóp mũi bị sưng đỏ, vật liệu nâng mũi bị lộ ra ngoài. Ảnh: BVCC

Chị T. cho biết, năm 2018 chị có đến một thẩm mỹ viện để nâng mũi và được tư vấn nâng mũi bằng sụn sinh học với giá khoảng 28.000.000 đồng.

Vào khoảng tháng 5/2021, đầu mũi chị xuất hiện một nốt nhọt với triệu chứng sưng, đỏ… Chị T. nghĩ đây là nhọt da thông thường và do dịch bệnh nên chị ra nhà thuốc mua thuốc kháng sinh về uống nhưng tình trạng không cải thiện.

Trải qua vài tuần nhưng triệu chứng ở mũi chị T. không giảm, da đầu mũi bắt đầu bị thủng, “sụn sillicon” lộ ra bên ngoài.

Nhận thấy diễn tiến càng xấu đi, chị có liên hệ lại cơ sở thẩm mỹ nhưng do dịch bệnh, cơ sở chưa mở cửa lại nên giới thiệu qua Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ – Bệnh viện Da liễu TP.HCM.

nhiem khuan thung dau mui sau nang mui 4 nam ca5 6198884

Các bác sĩ đã lấy sụn mũi sillicone hình chữ “L” của bệnh nhân T. ra ngoài. Ảnh: BVCC

Tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM, các bác sĩ ghi nhận bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm khuẩn, thủng đầu mũi lộ vật liệu cấy ghép. Đây là một tình trạng cấp cứu thẩm mỹ. Ngay sau đó, bệnh nhân được làm hồ sơ nhập viện.

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm – Phó Trưởng Khoa Y, Trưởng bộ môn Phẫu thuật tạo hình – thẩm mỹ Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đồng thời là Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ – Bệnh viện Da liễu TP.HCM là người trực tiếp khám và tư vấn cho bệnh nhân N.T.D.T.

Lý giải về việc tại sao lại bị nhiễm khuẩn, thủng đầu mũi lộ vật liệu cấy ghép sau nâng mũi 4 năm, ông Phạm Hiếu Liêm cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Thứ nhất, có thể do vật liệu nâng mũi là sụn nhân tạo không đảm bảo tính “trơ”, gây tình trạng dị ứng, nhiễm khuẩn.

Thứ hai, có thể do vật liệu nâng mũi quá dày và dài hoặc chất liệu cứng, nhất là đối với miếng độn silicone hình chữ “L” với đoạn trụ mũi dài thì nguy cơ tổn thương da và lòi sụn nơi đầu mũi càng cao.

Thứ ba, có thể bệnh nhân có nhiễm khuẩn tiềm ẩn trước đây và nhiễm khuẩn này diễn ra từ từ mà bệnh nhân không để ý nên không biết cho đến khi xuất hiện triệu chứng lạ, cụ thể ở bệnh nhân này là nổi nhọt ở đầu mũi. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như không đảm bảo vô khuẩn khi phẫu thuật, chăm sóc hậu phẫu… cũng là nguyên nhân gây n.hiễm t.rùng.

nhiem khuan thung dau mui sau nang mui 4 nam 402 6198884

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân T. sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC

Ngay sau đó, bệnh nhân N.T.D.T. được chỉ định thực hiện thủ thuật tháo vật liệu cấy ghép. Các bác sĩ đã lấy ra sụn mũi silicone hình chữ “L” ra ngoài. Tiếp đó các bác sĩ đã tiến hành làm sạch khoang, cắt lọc mô hoại tử, chuẩn bị cho việc tạo hình lại mũi.

Theo PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, xử lý biến chứng lộ sóng mũi là một kỹ thuật phức tạp vì đầu mũi là một đơn vị thẩm mỹ tương đối nhỏ. Bệnh nhân khi gặp tình trạng này không những ảnh hưởng nặng nề về mặt hình thể chức năng mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt. Nếu phát hiện, xử lý sớm thì kết quả thường tốt hơn. Biến chứng để lại sẽ là một vết sẹo nhỏ nơi đỉnh mũi. Khoảng 6 tháng sau khi mũi ổn định, vết sẹo lành, bệnh nhân có thể tái tạo – nâng mũi lại.

Ai cũng mong muốn có chiếc mũi cao, thanh tú, tự nhiên và nâng mũi là một nhu cầu thẩm mỹ chính đáng. Tuy nhiên mọi người cần lưu ý tìm hiểu kỹ nơi thực hiện phẫu thuật nâng mũi. Sau phẫu thuật nâng mũi nếu thấy có các dấu hiệu lạ tại vùng mũi phải đi khám ngay để được phát hiện sớm và xử lý triệt để nếu có biến chứng xảy ra“, PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm khuyến cáo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *